Ba tính cách mang lại vận mệnh tốt
Hiền hòa
Đa số chúng ta đều biết “thượng thiện nhược thủy” (nước là thiện nhất), nước tuy mềm yếu nhưng có thể dung chứa vạn vật. Cảnh giới tối cao của việc hành thiện chính là đối nhân xử thế giống như nước, nước nuôi dưỡng vạn vật nhưng lại không tranh lợi với bất kỳ ai.
Một người không nên tranh giành, không nên chê trách oán thán. Người hiền hòa như nước, ngắm trông có vẻ mềm mại nhưng lại ẩn chứa sức mạnh vô hạn.
Người hiền từ khi nói chuyện hay làm gì cũng tìm cách mở đường lui cho người khác. Trong đối nhân xử thế hay làm bất cứ việc gì họ cũng giữ tâm thái hiền hòa. Vì không để tâm vào những chuyện vụn vặt nên người khác càng yêu thương, đối xử tốt với bạn. Từ đó sẽ gieo nhân duyên tốt, nhân duyên mà tốt lên thì con đường phía trước cũng sẽ rộng mở.
Giản dị
Châm ngôn xưa có câu: ''Sỏa nhân hữu sỏa phúc'', rằng kẻ ngốc có phúc của kẻ ngốc. Người càng giản đơn thì số mệnh càng tốt.
Những người đơn giản thường nhớ ít chuyện trù phi đại sự đáng lưu tâm, nhưng họ lại dốc lòng dốc tâm để đối đãi với bất kỳ ai hay sự việc nào đó mà không vòng vo tam quốc. Người đơn giản chẳng bao giờ để ý đến cách đánh giá của người khác. Họ chỉ làm theo những gì mà lương tâm mình mách bảo.
Đời người càng biết sống đơn giản thì lại càng nhiều phúc.
Ẩn mình
Có một câu nói: ''Thương đả xuất đầu điểu'', được hiểu rằng phát súng bắn trúng con chim thò đầu ra, đúng là tài năng quá lộ liễu dễ dẫn tới tai họa.
Sống ở đời ai mà cậy tài, khoe tài, ngạo mạn thì chắc chắn sẽ rước họa vào thân, ngay cả người trân qusy nhân tài và có tấm lòng bao dung đến mấy cũng không thể quý trọng người không biết khiêm tốn.
Hãy là một người biết kiềm chế, giữ mồm giữ miệng, bảo trì một tấm lòng bình dị và khiêm tốn, không cố tình phô trương hay khoe khoang khoác lác.
Ba loại đức hạnh mang tới phúc khí
Đức hạnh liên quan đến phẩm chất con người. Đối với một người, cái gì đều cũng có thể bỏ, nhưng nhân phẩm nhất định không thể đánh mất. Đức hạnh là ‘phong thủy bảo địa’ của một người, đức hạnh tốt thì tự khắc phúc khí dày.
Đại trí nhược ngu
Đại trí nhược ngu là ngụ ý chỉ những người tài thường trầm tính, khiêm tốn nên trông bề ngoài có vẻ đần độn, ngốc nghếch. Đại trí nhược ngu không phải chỉ người ngu ngốc mà để chỉ kiểu người sống thực tế. Kiểu người này chưa bao giờ họ biết đầu cơ trục lỗi. Khi gặp chuyện họ sẽ dựa vào bản lĩnh mà vượt qua.
Xã hội hiện đại bây giờ chuộng “nhanh”, làm gì cũng nhanh, khiến tôi tớ đều trở nên xốc nổi, nóng vội với nhịp độ xoay chóng mặt. Trong khi phần lớn chỉ chú trọng đến kết quả chứ không phải quá trình, lại có những người giậm chân từng bước chậm rãi một cách thực tại; họ làm tốt công việc và trong quá trình đó có thể bộc lộ tài năng của họ.
Bảo trì bình thản
Đôi khi có một ranh giới nhỏ giữa thành công và thất bại. Làm người thì cần giữ nội tâm bình thản, chớ hành động theo cảm tình hay nhất thời tranh giành chỉ vì chút lợi nhỏ nhoi.
Vạn vật sinh trưởng mà không cần can thiệp, khéo nuôi dưỡng vạn vật mà không chiếm làm của mình, làm mà không cậy khéo, việc thành mà không quan tâm tới. Dẫu làm người hay làm việc gì đều nên giữ tâm thái bình thản, đừng sợ tịch mịch, chớ sợ thất bại, đôi khi bạn chỉ thiếu một chút nữa là cán đích thành công rồi.
Khi gặp chuyện không hoảng sợ, người mà hoang mang rối loạn rất dễ thấp thỏm, bất ổn định và có thể đưa ra những lựa chọn sai lầm. Tình huống càng cấp bách càng không được phép nóng vội, muốn ổn trụ cần phải đi từ từ chắc từng bước một.
Kính già yêu trẻ
Kính già yêu trẻ là đức tính tối thiểu của con người. Nếu một người thậm chí không thể kính già yêu trẻ thì nhân phẩm của người đó cũng hết sức đáng ngờ.
Mỗi người trong chúng ta đều từ em bé mà trưởng thành, rồi một ngày nào đó cũng sẽ già đi. Khi bạn biết tôn trọng người già và yêu thương con trẻ, thì khi bạn về già, bạn có thể được đối xử tốt giống như bạn đã từng đối đãi với người khác.
Hiếu là phong thủy tốt nhất đời người, ''bách Thiện hiếu vi tiên'', trong trăm điều Thiện thì hiếu đứng đầu; nếu một người ngay cả tâm hiếu cũng không có nữa, đối với cha mẹ con cái đều chẳng thể thành tâm phó xuất, thì làm sao bạn có thể trông mong vào kẻ mà đối với người khác không nỡ cho đi thật lòng?
Tác giả: Truy Nguyệt
-
Dân gian có câu: "Nhìn gót chân mẹ, hiểu được tính tình con gái ba bốn phần'', tại sao lại nói vậy?
-
Cổ nhân dạy: “Đàn ông không lấy vợ năm, đàn bà không lấy chồng sáu”, ý nghĩa thực sự là gì?
-
Trong nhà có 3 nơi ngăn nắp dễ mất hết lộc, ''càng lộn xộn'' thì con cái càng thông minh, vợ chồng hạnh phúc
-
Các cụ dạy: “Nước không thử chẳng biết nông sâu”, câu sau mới thấm thía
-
Cổ nhân dạy “Lấy vợ lấy đức chẳng lấy sắc, kết bạn kết thân không kết tài”, vì sao vậy?