Cha mẹ có biết rằng ảnh hưởng của trí tuệ cảm xúc đối với con người là rất mạnh mẽ. Nếu trẻ thường nói 3 câu này, nguy cơ cao là trẻ sau khi lớn lên sẽ có EQ thấp, cha mẹ nên chú ý.
"Con không thể"
Một biểu hiện khác của EQ thấp là sự tự ti, nhút nhát quá mức. Bất kể trẻ làm gì, trong tiềm thức chúng luôn nghi ngờ chính mình, nghĩ rằng bản thân không thể làm được bất kỳ thứ gì. Khi gặp khó khăn, phản ứng đó thậm chí còn tồi tệ hơn và trẻ sẽ không bao giờ bước ra khỏi vùng an toàn của mình hoặc thậm chí bỏ cuộc trước khi bắt đầu. Đây là một biểu hiện khác của EQ thấp.
"Con muốn nó"
Trẻ có EQ thấp thường rất bướng bỉnh, có phương pháp hành xử riêng với thế giới và không nghe theo ý kiến của người khác. Khi gặp bất đồng, chúng sẽ tìm mọi cách để thỏa mãn mong muốn của bản thân và không thể quản lý được cảm xúc. Những đứa trẻ như thế này rất dễ bị cảm xúc chi phối, nếu không được hướng dẫn kịp thời rất dễ dẫn đến sai lầm lớn trong tương lai.
"Không phải con"
Biểu hiện rõ ràng nhất của những đứa trẻ có EQ thấp là thích trốn tránh trách nhiệm. Những đứa trẻ lớn lên với cha mẹ quá bao dung thường rất ích kỷ, quen cho mình là trung tâm, không quan tâm đến cảm xúc của người khác, thích đổ lỗi cho mọi người và kém đồng cảm.
Phản ứng đầu tiên của một đứa trẻ như vậy là trốn tránh trách nhiệm và sẽ không bao giờ chịu chấp nhận nguyên nhân của mọi sự việc đến từ bản thân.
Làm thế nào để nuôi dạy những đứa trẻ có EQ cao?
Cha mẹ nào cũng muốn nuôi dạy con cái có trí tuệ cảm xúc cao. Trẻ vẫn nhỏ và hành vi, tính cách của chúng chưa được định hình hoàn toàn, chỉ cần bố mẹ nắm vững phương pháp và có chủ ý thực hành, EQ cũng có thể được trau dồi.
Dạy trẻ đối phó với cảm xúc
Nhà tâm lý học người Mỹ, tiến sĩ John Gottman cho rằng có 3 hành vi không có lợi cho việc phát triển EQ: Bỏ qua những cảm xúc tiêu cực của trẻ; không hài lòng với những cảm xúc tiêu cực, thậm chí buộc tội hoặc trừng phạt cảm xúc đó và cuối cùng là chấp nhận những cảm xúc tiêu cực, nhưng không hướng dẫn trẻ đối phó với cảm xúc đó.
Khi trẻ có những cảm xúc tiêu cực, cha mẹ nên chấp nhận cảm xúc đó và hướng dẫn trẻ cách xử lý. Ví dụ, khi trẻ đang khóc, hãy đồng cảm với cảm xúc buồn bã của chúng: "Bố mẹ biết con buồn, bố mẹ có thể giúp gì cho con?" Khi trẻ tức giận, hãy tìm hiểu ngọn nguồn cơn giận của con, nói chuyện để trẻ biết bố mẹ hiểu cảm xúc của chúng. Nên sử dụng "Ừ", "Ồ" và "xin lỗi" khi giao tiếp để xoa dịu trái tim và giải phóng cảm xúc tiêu cực của trẻ.
Trau dồi thái độ lạc quan cho trẻ
Trên thực tế, lạc quan là chìa khóa quan trọng nhất với một đứa trẻ có EQ cao. Nguyên do là chỉ có lạc quan trẻ mới có thể đối mặt với mọi vấn đề chủ động hơn, có khả năng chống thất vọng tốt hơn, không dễ bị ảnh hưởng bởi môi trường và có tinh thần tự khuyến khích bản thân.
Các chuyên gia đưa ra một số lời khuyên nuôi dưỡng sự lạc quan của trẻ em bao gồm óc hài hước và trí tưởng tượng. Ví dụ, để trẻ dọn đồ chơi, bố mẹ có thể nói: "Chiếc xe của con đang rất nhớ nhà đó"; "Các khối lego này đều đang buồn ngủ, đã đến giờ về nhà ngủ rồi"; "Bút và nắp bút là những người bạn tốt, hãy để chúng ôm nhau nào"... Ngoài ra bố mẹ có thể cùng con đọc "câu thần chú": "Không sao đâu" để con đủ tự tin đối mặt với khó khăn.
Tạo cơ hội để trẻ giao tiếp với nhau
Nhiều cha mẹ lo lắng con mình nhỏ, dễ bị tổn thương nên luôn giữ con ở nhà và bao bọc quá mức. Tuy nhiên, "Bách khoa toàn thư về nuôi dạy con cái" của Mỹ đã chỉ ra: "Cách tốt nhất để một đứa trẻ học cách hòa đồng với mọi người là có được nhiều cơ hội học tập. Cha mẹ nên chủ động tạo cơ hội cho trẻ chơi với những đứa trẻ khác."
Trẻ em có thể ồn ào, nhưng chúng cũng có thể học khả năng giải quyết xung đột, đoàn kết và hợp tác, giao tiếp và phối hợp trong "thực chiến". Tất nhiên, cha mẹ cũng nên chú ý quan sát biểu hiện của con và hướng dẫn trẻ sau đó, chẳng hạn như: Dạy con phép lịch sự, dạy trẻ chia sẻ, dạy trẻ xếp hàng...
Chỉ số EQ có thể cải thiện, chỉ cần bố mẹ kiên nhẫn giáo dục và hướng dẫn trẻ cẩn thận. Trên con đường trưởng thành, hãy để trí tuệ xúc cảm cao giúp trẻ dũng cảm mở cánh cửa ra thế giới.
Tác giả: Thạch Thảo
-
Nấu nước hầm xương chỉ bỏ mỗi nước lạnh và hành thôi chưa đủ: Thả thêm thứ này nước trong veo, đậm đà
-
Thả thứ này vào luộc đậu bắp: Món ăn hết sạch nhớt đậm đà ai cũng mê
-
Học đầu bếp bí quyết làm món chân giò hầm Coca thơm ngon, mềm nục cả xương
-
Rán trứng đừng chỉ cho nước mắm: Thêm thứ này vào trứng mềm xốp, tăng gấp đôi chất bổ
-
Muốn nhờ ông bà chăm cháu, cha mẹ cần chuẩn bị tốt 3 điều này