Thêm đá lạnh vào nồi cơm
Sau khi vo gạo, bạn hãy cho một lượng nước vừa đủ vào nồi. Thêm 2-3 viên đá lạnh và để nguyên như vậy trong vòng 15 phút. Sau 15 phút mới cắm điện vào nồi cơm và nhất nút nấu.
Việc cho đá lạnh vào nồi có tác dụng giúp trì hoãn thời gian hấp thụ nước của hạt gạo. Nhờ đó cơm sẽ dẻo hơn.
Ngoài ra, đá lạnh còn ngăn chặn enzyme phân hủy độ ngọt trong hạt gạo, tăng lượng axit amin. Như vậy, cơm sẽ có hương vị thơm ngon, đậm đà hơn.
Khi bỏ thêm đá vào nồi cơm, bạn cần giảm lượng nước so với khi nấu bình thường. Để chắc chắn, trước khi cắm điện cho nồi cơm, bạn cần kiểm tra lại nước trong nồi. Nếu thấy nước nhiều quá thì nên đổ bớt. Nếu ít thì có thể cho thêm.
Việc sử dụng đá lạnh cũng có tác dụng trong việc hâm nóng cơm nguội.
Khi hấp cơm nguội, bạn cũng có 1-2 viên đá lạnh vào cùng cơm (tùy theo lượng cơm mà điều chỉnh lượng đá). Sau đó, cắm điện cho nồi cơm và bật nút nấu. Sức nóng của nồi sẽ làm đá tan dần, cung cấp một lượng nước nhất định giúp cơm dẻo, không bị khô.
Nếu sử dụng lò vi sóng để làm nóng cơm, bạn cũng bỏ 1 viên đá lên trên bát cơm và cho vào lò để làm nóng. Đá tan ra cung cấp hơi nước giúp cơm mềm dẻo, không khô cứng.
Một số lưu ý khác khi nấu cơm
- Vo gạo đúng cách
Để cơm được thơm ngon và giữ được tối đa dưỡng chất, bạn cần chú ý đến quá trình vo gạo. Bên ngoài hạt gạo chứa một lượng vitamin B1 lớn. Nếu vo gạo quá kỹ trước khi nấu, lượng dưỡng chất này sẽ mất đi. Bạn chỉ nên vo gạo 1-2 lần cho sạch bụi bẩn là có thể đem nấu. Ngoài ra, khi vo gạo, hãy làm thật nhẹ tay để tránh làm mất đi lớp dưỡng chất quý giá bên ngoài hạt gạo.
- Không mở nắp thường xuyên
Trong quá trình nấu, bạn không cần mở nắp nồi thường xuyên để kiểm tra cơm. Việc mở vung nồi sẽ làm giảm nhiệt độ, mất hơi nước khiến cơm kém ngon. Khi sử dụng nồi cơm điện, bạn chỉ cần để nồi tự hoạt động cho đến khi chuyển sang chế độ giữ ấm là được.
- Ủ cơm trước khi ăn
Sau khi cơm đã chín (nồi cơm báo chuyển sang chế độ giữ ấm), bạn đừng vội mở nồi cơm ra ngay. Hãy để cơm trong nồi thêm 10-15 phút cho cơm chín đều và ráo nước.
Khi mở nắp nồi, hãy xới đều cơm để các hạt cơm tơi xốp không dính vào nhau.
Tác giả: Thanh Huyền
-
Tại sao trên ghế nhựa lại có một chiếc lỗ nhỏ? Đáng tiếc nhiều người không hiểu
-
Đáy xoong nồi bám cặn bẩn đen sì, lấy 1 nguyên liệu nhà nào cũng có để rửa là sáng bóng như mới
-
Trộn dầu gió với giấm trắng có tác dụng đặc biệt, giải quyết vấn đề nhà nào cũng gặp
-
Đổ nước lã vào luộc ngô, sai bét: Cho 1 thứ này vào ngô ngọt mềm, hạt nào cũng căng bóng
-
Cắt băng dính bằng 2 ngón tay nhanh hơn cả dùng kéo: Mẹo hay, ai không biết thật quá phí