Ngoài việc uống thuốc đúng giờ và xông hơi thì mọi người nên thực hiện thêm các biện pháp sau để tăng cường sức đề kháng và nhanh chóng khỏi bệnh:
F0 tự điều trị tại nhà thường được khuyến cáo phải uống thuốc điều trị Covid-19 kết hợp với xông hơi. TS Hoàng Thanh Tuấn, Phó Chủ nhiệm Khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mĩ và tái tạo (Viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác, Học viện Quân y), cho biết, người dân có thể chuẩn bị một số loại thuốc như hạ sốt (Efferalgan, Panadol…), nhóm thuốc chữa ho, thuốc điều trị tiêu chảy, nước súc miệng, cồn sát trùng, thuốc chữa bệnh nền nếu F0 có bệnh nền (nên chuẩn bị đủ cho 4 tuần), các loại thuốc xịt mũi, vitamin C, kẽm, thảo dược trị cảm, trị ho, nước uống thông thường, nước bù điện giải.
Theo các bác sĩ, đây là những thuốc cần có trong tủ thuốc gia đình, đặc biệt trong mùa dịch vì triệu chứng có thể xuất hiện bất kể lúc nào. Đáng chú ý, các triệu chứng của COVID-19 thường xuất hiện vào ban đêm nên những thuốc này cần có để có thể dùng ngay.
F0 có thể kết hợp xông hơi với các tinh dầu từ tỏi, sả, gừng, tía tô, bạc hà, chanh để tăng cường sức đề kháng, giảm thiểu các cảm giác khó chịu do virus SARS-CoV-2 gây ra.
Tuy nhiên, đây là hai việc “cần nhưng chưa đủ”. BSCK I Chu Quang Liên - Trưởng khoa Nội - Hồi sức cấp cứu Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc cho rằng ngoài việc uống thuốc đúng giờ và xông hơi thì mọi người nên thực hiện thêm các biện pháp sau để tăng cường sức đề kháng và nhanh chóng khỏi bệnh:
1. Giữ ấm cơ thể, nhất là đường hô hấp
2. Vệ sinh mũi, miệng, súc họng thường xuyên
3. Tập thể dục, vận động nhẹ nhàng, tập hít thở 15 phút mỗi ngày
4. Giữ không gian nhà ở, phòng ở sạch sẽ, thông thoáng
5. Bổ sung, ăn các loại thực phẩm, đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng giúp tăng cường hệ miễn dịch
6. Tuân thủ nghiêm túc quy tắc 5K để đảm bảo an toàn, tránh lây nhiễm cho những người xung quanh.
Ngoài ra, người dân cần dự phòng các thiết bị cần thiết cho việc tự cách li, tự theo dõi sức khỏe cho bản thân và gia đình như: nhiệt kế, máy đo SpO2, que test nhanh, khẩu trang, găng tay y tế, máy theo dõi bệnh nền. Chuyên gia cũng đặc biệt lưu ý người dân không nên dự phòng, không nên tự điều trị với các nhóm thuốc kháng sinh, kháng viêm, kháng virus. “Mọi điều trị, chỉ định của bác sĩ cần cá thể hoá và phù hợp với từng bệnh nhân nên mọi người hết sức lưu ý không tự tiện mua và dùng thuốc, sẽ có nhiều biến chứng nguy hiểm”, bác sĩ Tuấn khuyến cáo.
Bên cạnh đó, khi trở thành F1, F0, mỗi người cần chuẩn bị thêm: Lương thực đủ cho thời gian cách li (nếu ở một mình); dung dịch vệ sinh nhà cửa và khử khuẩn; giấy vệ sinh, khăn giấy, quần áo thoải mái; chỗ ở cách li đảm bảo quy định; số điện thoại của các cơ sở y tế trong khu vực, phòng cấp cứu và các tài liệu, hướng dẫn cập nhật nhất về phòng chống dịch.
Tác giả: Vũ Ngọc
-
TS Việt tại Mỹ chia sẻ cách chiến thắng Omicron nhẹ nhàng không cần dùng thuốc
-
Sau tiếp xúc F0 bao lâu thì có triệu chứng nếu bị lây: Thời gian 'nhanh hơn mọi người từng nghĩ'
-
Xông hơi, uống thuốc ‘cần nhưng chưa đủ’: BS chỉ 6 việc cần làm để nhanh đào thải virus ra khỏi người
-
Chi tiết để F0 điều trị ở nhà được hưởng BHXH?
-
Đừng nghĩ khỏi Covid-19 là có thể thoải mái chăm sóc F0, không sợ lây: Bác sĩ giải thích nguy cơ tái nhiễm