Gác chân lên tường, tên tiếng Anh là wall legs up, được cắt ra từ tư thế Asana trong Yoga của Ấn Độ. Tuy cách thực hiện khá đơn giản, chỉ việc nằm và đưa chân lên trần nhưng các hiệu quả mà bài tập này mang lại vô cùng tích cực.
1. Cách thực hiện
Bạn nằm trên giường hoặc trên đệm tập kê sát cạnh tường, cố gắng để mông áp sát vào tường càng nhiều càng tốt, hướng mặt ra ngoài.
Gác chân lên tường, điều chỉnh tư thế sao cho cơ thể nằm vuông góc với tường, chân áp chặt vào tường, hai tay để xuôi dọc theo thân, lòng bàn tay hướng lên hoặc xuống dưới đều được.
Bạn cũng có thể gác chân lên ghế, hay đệm dưới lưng một chiếc chăn, một chiếc gối dưới đầu nếu nền nhà cứng.
Nhắm mắt, tập trung tâm trí vào việc thở chậm. Hít vào thở ra đều đặn. Thực hiện khoảng từ 10 – 15 phút.
Khi hạ chân xuống, lưu ý co chân, gập đầu gối nhẹ nhàng, cong người và đầu lên theo tư thế ôm chặt đầu gối, sau đó thả lỏng và nằm nghiêng một lát trước khi ngồi dậy. Người cao tuổi hoặc sức yếu cần nhẹ nhàng để tránh bị thay đổi tư thế quá đột ngột.
Bạn có thể tập tư thế này bất kì lúc nào nhưng cần tránh tập sau khi ăn 30 phút. Có thể tập hai lần buổi sáng và buổi tối trước khi ngủ.
2. Tác dụng thần kì đến sức khỏe chị em
– Phòng ngừa suy giãn tĩnh mạch, cải thiện lưu thông máu
Những người bị chứng sưng chân, đùi to, phù nề, khi “dốc ngược” chân lên cao như vậy sẽ giảm chứng phù chân, đây là động tác đặc biệt tốt cho người hay ngồi nhiều, giúp máu lưu thông dễ dàng hơn.
– Điều hòa huyết áp:
Thông qua việc giơ chân, huyết áp sẽ trở về với trạng thái điều hòa, bình thường, nhất là đối với những người bị cao huyết áp. Bên cạnh đó động tác này còn thúc đẩy sự lưu thông của dịch cơ thể.
– Thư giãn đôi chân
Đối với những người phải đứng nhiều, đi lại quá nhiều trong ngày, giơ chân lên cao trong vòng 20 phút mỗi ngày sẽ giúp cơ thể được thả lỏng, thư giãn, giảm mệt mỏi vùng chân.
– Hỗ trợ tiêu hóa
Khi “trồng cây chuối” chân như vậy, nếu tiện thể bạn vươn chân lên cao hơn, tức là phần bụng cũng được “dốc ngược” còn có tác dụng thúc đẩy tuần hoàn máu, làm cho các dịch thể lưu thông dễ dàng, hỗ trợ tiêu hóa rất tốt.
– Giúp bạn có tâm hồn thoải mái, dễ chịu
Theo đánh giá ở góc độ Đông y thì động tác này còn có tác dụng làm dịu hệ thần kinh, giúp thả lỏng và thư giãn cơ thể, quên đi mệt mỏi, căng thẳng, thậm chí trong lúc tập giúp bạn nghĩ đến những điều tốt đẹp, tích cực, quên đi phiền muộn.
– Giúp bạn có được vóc dáng quyến rũ
Đây cũng là bài tập giúp chân thon gọn, săn chắc, mông căng tròn, gợi cảm nên ngày càng thu hút chị em dành thời gian luyện tập.
Động tác này được lan tỏa và trở nên phổ biến đối với chị em phụ nữ. Ngoài ra, việc dựa chân vào tường không hề tốn sức, bất kỳ ai cũng có thể làm được, không đổ mồ hôi nhiều và kể cả người không khỏe mạnh cũng có thể thực hành động tác để tăng cường sức khỏe.
3. Nở rộ loại hình làm ghế dựa chân nơi công cộng
Gần đây nhiều nước ở châu Á như Trung Quốc, Nhật, Hàn… cũng đang có xu hướng thiết kế những chiếc ghế đa năng để ở những nơi công cộng tạo điều kiện cho người dân có thể rèn luyện sức khỏe mọi lúc mọi nơi.
Ghế “kéo cơ” ở đây là ví dụ đang được xem là xu thế mới để người dân vừa đi dạo công viên, vừa có thể tập thể dục, thư giãn.
Ghế kéo cơ này hiện cũng đã được sản xuất thành một sản phẩm bán sẵn để người dân có thể mua và tự lắp sử dụng tại nhà. Mỗi ngày dành 20 phút gác chân lên tường là phương pháp đơn giản nhưng đang gây bão trên toàn thế giới do tác dụng tốt lành mà nó mang lại cho sức khỏe. Vì thế, các chị em hãy cố gắng sắp xếp công việc, dành thời gian để tập động tác này mỗi ngày nhé.
Tác giả: Mộc
-
Bật mí 4 bí quyết trường thọ của cụ bà 132 tuổi mà ai trong cuộc sống hiện đại cũng phải học
-
Ba lí do "sởn tóc gáy" khiến bạn ngay lập tức nói không với món bún
-
Hé lộ phương pháp thần kì của Đạt Ma Sư Tổ chữa bách bệnh ngay cả ung thư thời kỳ cuối
-
Bí kíp của người Nhật đẩy lùi viêm đại tràng đơn giản mà hiệu quả
-
Dù thèm đến mấy, những người sau cũng tuyệt đối đừng ăn bánh trung thu