Nhân vật trong câu chuyện dưới đây là anh Lê Tùng Mậu – sinh năm 1978. Sau khi may mắn từ cửa tử trở về, anh mới thấy F0 đáng sợ chứ không đơn giản là "lướt" qua virus.
Những trải nghiệm kinh khủng
Anh Mậu tâm sự sau gần 1 tháng trải qua Covid-19 anh vẫn đang phải tập phục hồi chức năng để cải thiện những triệu chứng hậu Covid-19.
Kể về hành trình trải nghiệm Covid-19 của mình, ban đầu anh Mậu không rõ nguồn lây virus ở đâu. Bởi vì khu nhà anh đã phong toả mấy tháng liền. Ngày 9/8 anh xét nghiệm dương tính. Vợ và con anh Mậu cũng dương tính.
7 ngày đầu thành F0, anh Mậu trải nghiệm rõ cảm giác đầu bồng bềnh, họng như phải bỏng, toàn thân mất lực. Mắt đỏ rực, cảm giác như lồi ra, nóng rát. Lưng đau buốt, ớn lạnh từng cơn từ gáy tới gót chân. Bụng sình trương, nóng rực quặn thắt từng cơn, cả người sấp mồ hôi từ sáng tới tối.
Anh Mậu là người siêng tập thể thao nhưng cũng bị Covid-19 hành, mỗi lần khó thở anh cảm thấy mình đang thở bằng tất cả các bộ phận có thể thở được. Chân tay lạnh ngắt, nổi gân xanh lét.
"Đó chính là những cảm giác mà tôi đã trải qua trong 7 ngày đầu tiên, dù ngày hôm trước vẫn còn khoẻ và tập theo giáo án viết sẵn. Có những lúc tôi không còn nhận thức về thời gian. Chỉ biết rằng thở được là được, dù rằng hơi thở như từ cái lò rực lửa vậy... Ngay cả đi vệ sinh tôi cũng thấy mình đi ra nước sôi vậy" – Anh Mậu nhớ.
Rồi ngày kinh hoàng nhất cũng đến, anh Mậu cảm giác xoang và họng như có hàng vạn quả cầu gai, nóng như chưa từng nóng, rát như chưa từng rát và nhức nhối giật từng cơn.
Toàn thân lạnh toát, run rẩy, anh tìm chụp được chiếc mũ len và đi vội đôi tất với bàn tay lập cập. Chùm chăn kín mít, anh cố gắng thở như một "con cá đớp" những luồng oxy quanh mình.
Vợ anh Mậu cố gắng hỗ trợ chồng ngâm chân gừng đắp gừng nóng lên xoang, lưng, họng. Dần dần, anh Mậu cũng dễ thở hơn. Sau này, vợ anh Mậu kể lại rằng lúc ấy thần khí sắc của anh 10 phần chỉ còn 1.
Cứ như vậy, anh Mậu rơi vào trạng thái lúc tỉnh lúc mê, phản ứng chậm dần.. các cơn đau không còn cảm nhận được nhiều nữa.
Vợ anh Mậu đã cho anh uống nước hẹ xay. Cảm giác cay xộc thẳng lên não…,và sau đó anh cũng tỉnh dần. Các cơn đau bắt đầu xuất hiện.
Cảm giác lưng bó, phổi thở khò khè. Các dấu hiệu sốt giảm hơn, họng cũng bớt đau.
Đến khoảng ngày thứ 10 các cơn ho bắt đầu xuất xuất hiện. Ho quằn quại hết cơ này tới cơn khác. Bụng rỗng vì không ăn được, mà những cơn ho rút ruột ra ngoài bụng đau như chưa bao giờ đau như thế.
Trong cơn mê anh Mậu nhớ mình cảm nhận thấy mùi vị của thức ăn, nhưng khi tỉnh dậy anh lại chẳng thể nuốt nổi một miếng nhỏ.
Sau mỗi cơn ho có đờm trắng, anh phải vịn tường đi lần vào nhà vệ sinh để xả. Nhìn gương mặt mình trong gương, anh không thể nhận ra. Hơn 10 ngày chiến đấu, cơ thể tóp lại, khuôn mặt trắng bệch, anh cũng không đủ sức để nhìn được hồi lâu.
Phục hồi hậu Covid-19
Đến ngày 25/8 anh Mậu xét nghiệm lại có kết quả âm tính. Anh đã đang tập hồi phục, các bài tập thở những bài phục hồi phổi. Cơ thể bắt đầu có nhịp, đã cảm nhận được vị của thức ăn, mùi thì vẫn chưa thấy rõ.
Trải qua những ngày đáng sợ của Covid-19, anh Mậu nhận ra rằng F0 là thật sự đáng lo ngại, vì khi đó bạn gần như không thể tự chăm sóc cho mình nếu như có chuyển biến nặng. Virus tìm đến các vị trí yếu nhất trên cơ thể bạn để tấn công, ngay kể cả tinh thần. Đặc biệt là biến chứng khó thở, rối loạn đông máu
Cơn bão virus đi qua để lại những tổn thương nặng nề đối với cơ thể trên mọi phương diện: Giảm trí nhớ, mắt kém, sụt cân, mất cơ, tóc rụng, da khô bong tróc, cơ thể mệt vã mồ hôi khi làm việc, và điều anh Mậu lo ngại nhất đó là nguy cơ cục máu đông nguy hiểm tiềm ẩn.
Vì vậy, anh Mậu cố gắng lắng nghe cơ thể mình và bắt đầu khắc phục dần những gì SARS-Cov- 2 để lại trên cơ thể mình.
Những ngày dài cơ thể phải trải qua những cơn đau không ngừng, sức chịu đựng của hệ thần kinh kéo dài hết ngày này qua ngày khác không được nghỉ ngơi. Khi đã đẩy lùi được virus, cơ thể như trút được gánh nặng ngàn cân. Các mô tế bào, các nhóm cơ và các khớp xương được giải phóng bởi sự bảo vệ, nhẹ bẫng. Chính cảm giác đó làm cho cơ thể cảm thấy khoẻ mạnh và hưng phấn. Cơ thể hăng hái đòi hỏi được hoạt động làm việc.
Nhưng thực tế tế thì cơ thể vẫn còn rất yếu, từ hệ thần kinh không tập trung dài được do căng thẳng kéo dài, mất ngủ, lo lắng. Hệ tiêu hoá, bào tiết còn yếu do sốt và dùng thuốc dài ngày. Hệ tim mạch yếu do huyết áp, cảm giác chỉ quét nhà cũng vã mồ hôi.
Anh Mậu cho rằng anh thường tìm tới niềm vui giải trí, thư giãn tái tạo năng lượng cho hệ thần kinh. Anh tập thở với các bài cho phổi trên mạng, ăn thức ăn phù hợp, giảm tải cho hệ tiêu hoá. Ngoài ra, anh uống bổ sung Vitamin 3B, thuốc trợ hệ tim mạch, hệ thần kinh…
Đặc biệt, anh Mậu cho rằng phơi nắng mỗi ngày để tăng cường trao đổi chất, giúp cơ thể hấp thụ VitaminD, hơi ấm của mặt trời đi qua da giúp đẩy nhanh quá trình phục hồi phế nang phổi bị xẹp, bị tổn thương. Góp phần mang lại cho cơ thể buồng phổi khoẻ mạnh sau bao ngày phải nằm trong nhà với cánh cửa đóng kín.
Bản thân anh đang cố gắng tự phục hồi chức năng cho mình hàng ngày. Ngoài ra, anh cũng chia sẻ những trải nghiệm của mình cho các F0 đang điều trị Covid-19 để cùng nhau vượt qua bệnh tật. Mỗi lần có tin vui từ những người mắc bệnh thông tin lại họ đã khỏi bệnh, niềm vui của cựu F0 như anh tinh thần cũng sảng khoái hơn rất nhiều.
Theo Soha.vn
Tác giả: Thạch Thảo
-
4 điều nên biết về tiêm trộn 2 loại vắc xin, nên biết để không hoang mang
-
6 tháng tới virus nCoV sẽ thế nào, các chuyên gia dự đoán: Nên biết trước để chuẩn bị
-
Quốc gia đầu tiên tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ trên 2 tuổi
-
Cải thiện vị giác và khứu giác sau khi mắc Covid -19
-
BS Trương Hữu Khanh giải đáp thắc mắc: Tiêm trộn vắc xin có bị 'hành' nhiều hơn, kháng thể yếu hơn không?