Gia đình có 3 đặc điểm này, phấn đấu bao nhiêu cũng không bao giờ thịnh vượng

( PHUNUTODAY ) - Sự hưng thịnh là điều mà ai cũng hướng tới khi xây dựng gia đình. Tuy nhiên, nếu còn tồn đọng 3 đặc điểm dưới đây thì rất dễ lụn bại.

Sự “giàu có” của một gia đình không chỉ là về mặt tài chính mà nó còn nằm ở phương diện tình cảm, sự gắn kết giữa các thành viên. Có những gia đình tuy rằng không bao giờ phải lo nghĩ chuyện “cơm áo gạo tiền” nhưng số lần cả gia đình đoàn tụ, ngồi chung một mâm cơm chỉ đếm trên đầu ngón tay.

Còn có những gia đình, mở mắt ra liền nghĩ ngay “hôm nay làm gì ra tiền?”, nhưng ở đó lại có hơi ấm của gia đình – cái mà nhiều người giàu có luôn khát khao. Rồi cũng sẽ có những ngôi nhà mà ở đó khi tiền tài vừa đủ, tình cảm đủ ấm thì đúng thật là điều khiến nhiều người muốn có được.

Mỗi thành viên của gia đình đều giống như một viên gạch góp phần xây dựng nên ngôi nhà, ảnh hưởng không nhỏ đến phong thủy, vận khí nói chung của gia đình. Vì thế, nếu một gia đình mãi mãi không bao giờ thịnh vượng, đủ đầy, chúng ta cần xem xét các nguyên nhân này:

Gia đình bất hòa

Một gia đình suốt ngày chỉ có cãi vã, hoài nghi lẫn nhau, đâu đâu cũng xảy ra mâu thuẫn thì chỉ có thể ngày qua ngày khiến cho mối quan hệ giữa các thành viên trở nên nghiêm trọng và khó tháo gỡ.

Người một nhà luôn có sự bao dung, luôn đặt mình vào vị trí của mọi người để suy nghĩ. Bớt đi những lời trách móc, quan tâm và chăm sóc lẫn nhau nhiều hơn. Chỉ cần như vậy, gia đình sẽ trở nên hòa thuận hơn, cuộc sống ngày càng phát triển hơn.

Hãy nghĩ một chút về những ngày bạn mệt mỏi với những thứ ở bên ngoài, khi về nhà nhận được sự quan tâm, lo lắng hay động viên từ những người thân yêu thì có phải chính bạn sẽ cảm thấy nhẹ nhõm hơn, có động lực để vượt qua mọi khó khăn, đi đến thành công không?

Gia đình cưng chiều con cháu vô điều kiệu

Gia đình có những người con người cháu cực kỳ bướng bỉnh, liều lĩnh thì tất sẽ khiến gia đình càng ngày càng lụi bại. Yêu thương con cháu là biểu hiện của tình cảm gia đình, nhưng một khi sự yêu thương đó không được kiểm soát, kiềm chế đúng mức, tình cảm đó sẽ biến thành sự chiều chuộng quá mức và điều này sẽ hại những “đứa trẻ” đó.

Chiều chuộng một cách quá đáng sẽ khiến cho đứa trẻ trở nên tự cao tự đại, ích kỷ hay kiêu ngạo và độc đoán. Và tất nhiên những điều này không hề tốt đẹp gì cho chính gia đình của bạn. Những mâu thuẫn, những ý kiến trái chiều, những sự bất công trong chính gia đình của bản thân đang diễn ra từng ngày và làm mối quan hệ giữa các thành viên xa cách và kinh khủng hơn thế đó là sự sa sút về mặt tài chính.

Tương lai của mỗi gia đình phụ thuộc vào sự phát triển của những đứa trẻ. Chiều chuộng con cái một cách mù quáng, chỉ khiến đứa trẻ dần mất đi quy tắc, không hiểu đạo đức, hại người hại mình, thế nào cũng trở thành tai họa. Gia đình sẽ mau chóng tuột dốc bởi sự hư hỏng của những "hậu duệ" như vậy.

Gia phong bất chính

Trong một gia đình, những “hậu bối” có xu hướng sẽ học tập, hướng theo những tấm gương của những người đi trước trong chính gia đình của mình. Hay có thể hiểu nôm na rằng: Ba mẹ là những người thầy đầu tiên của con cái. Như vậy, nếu như những người đi trước ấy có những hành vi không chính trực thì liệu những người đang noi theo sẽ học được gì. Ngay cả khi lâm vào hoàn cảnh như vậy, “trưởng bối” cũng không có tư cách để dạy dỗ. Sự hình thành tính cách và thói quen ứng xử của một người có quan hệ mật thiết với sự giáo dục của gia đình.

Cải thiện bầu không khí của gia đình, xây dựng nền nếp gia đình tốt, dạy dỗ đúng cách, truyền lại những đạo lý tốt đẹp cho thế hệ sau. Mấu chốt của sự “giàu có” trong gia đình nằm ở sự giàu có của mỗi con người, không chỉ ở khía cạnh vật chất, mà còn ở khía cạnh tình thân, sự hòa thuận của các thành viên trong gia đình.

Nền tảng của một gia đình thịnh vượng, an khang chính là sự hòa thuận.

Nền tảng vững chãi, cả gia đình mới có khả năng đương đầu với mọi giông bão.

Nền tảng vững chãi, cả gia đình mới có thể tiếp tục xây dựng ngôi nhà ngày một kiên cố hơn.

Chỉ có nền tảng vững chãi, gia đình này mới có hy vọng để hưng thịnh, viên mãn.

Tác giả: Thạch Thảo