Người Việt có phong tục thờ cúng thần linh, tổ tiên. Các gia đình thường sẽ lập bàn thờ gia tiên, bàn thơ Thần Tài, bàn thờ Phật trong nhà. Trên các bàn thờ này, thứ quan trọng không thể thiếu đó chính là bát hương (bát nhang). Đây được coi là nơi gửi gắm lòng thành của con cháu, là nơi cầu nguyện thần linh, tổ tiên phù hộ cho gia đình có cuộc sống bình an, tài lộc thăng tiến...
Việc bốc bát hương như thế nào cho đúng phong thủy có ý nghĩa rất quan trọng. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết điều này. Có người tự bốc bát hương, cho gạo hoặc cát vào bát hương rồi đặt lên bàn thờ để cúng bái.
Dù là bát hương thờ Phật, bát hương thờ gia tiên, bát hương Thần Tài đều cần có cốt Thất bảo. Theo quan niệm phong thủy, bát hương không có cốt Thất bảo dẫn đến việc cầu nguyện không linh nghiệm, tài lộc hao hụt...
Cốt thất bảo trong bát hương gồm những gì?
Cốt thất bảo là 7 bảo vật quý hiếm của trời đất. Những vật này được cho là thứ có thể quy tụ linh khí của trời đất.
Cốt thất bảo gồm:
- Vàng (thuộc Kim): Là bảo vật của đất trời, không nhiễm tạp, không biến sắc; là vật dẫn khí nạp tài, tượng trưng cho phú quý, bình an.
- Bạc (thuộc Kim): Là bảo vật của đất, tượng trưng cho ánh sáng của trí tuệ, mang ý nghĩa của sức khỏe, trường thọ, an lạc. Ngoài ra, nó còn đại điện cho sự mộc mạc, chất phác.
- Ngọc phỉ thúy hoặc ngọc lục bảo (thuộc Mộc): Tượng trưng cho sự quyền lực, quý phái, mang đến bình an, may mắn.
- Hổ phách (thuộc Mộc): Đây là vật tượng trưng cho sự hòa hợp may mắn, cất giữ linh khí của Mộc.
- San hô đỏ (thuộc Hỏa): Là sự kết tinh của vũ trụ, mang ý nghĩa của sự thuần khiết, thanh tịnh, mang lại may mắn, kỵ tà.
- Đá mã não (thuộc Thổ): Tượng trưng cho hạnh phúc, may mắn, tốt lành, hưng thịnh.
- Ngọc trai (thuộc Thủy): Có màu sắc long lanh, tượng trưng cho may mắn, tài lộc.
Nên chọn cốt thất bảo làm tự nguyên liệu tốt. Tránh sử dụng loại cốt làm bằng nhựa bởi khi thắp hương nhiều sẽ làm cốt bị nóng hoặc bát hương hóa (cháy) sẽ sinh ra chất độc hại.
Tờ di hiệu trong bát hương
Một vật khác không thể thiếu trong bát hương là tờ di hiệu.
Tờ giấy này sẽ ghi tên người được thờ cúng và đặt trong bát hương nhờ đó xác định được đối tượng cụ thể của bát hương. Gia chủ có thể mua tờ di hiệu ở các cửa hàng bán đồ thờ cúng hoặc các công ty phong thủy.
Ngoài ra, tro bên trong bát hương phải là tro rơm nếp được sàng kỹ để loại bỏ tạp chất.
Cần bao nhiêu bát hương trên bàn thờ gia tiên?
Thông thường, bàn thờ gia tiên sẽ bày ít nhất hai bát hương. Trong đó, một bát thờ thần linh, một bát thờ gia tiền. Cũng có gia đình chỉ bày một bát hương. Trường hợp này thường là do khi xây nhà, chủ nhà mượn tuổi và chưa đổi về gia chủ đúng trên giấy tờ hoặc chủ nhà chỉ muốn dùng một bát hương để thờ chung. Cũng có nhà thờ bốn bát hương vì tách riêng bát hương cho Tổ cô và bát hương cho ông Mãnh.
Theo quan niệm tín ngưỡng lâu đời thì số bát hương thường thấy là số lẻ (3,7...). Trường hợp gặp nhiều nhất ở các gia đình là sử dụng ba bát hương. Trong đó, bát hương thổ công thần linh sẽ đặt ở giữa, bát hương gia tiên bên phải, bát hương Tổ cô, ông Mãnh bên trái.
* Thông tin mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm.
Tác giả: Thanh Huyền
-
Người giàu thường để 3 thứ này trong phòng ngủ, sống càng lâu thì càng giàu có
-
Tổ Tiên dặn kỹ: "Đặt 4 thứ trong phòng tắm, người không khỏe, nhà không giàu"
-
Có nên trồng cây thiết mộc lan trước cửa nhà không?
-
5 loại cây trồng ban công giúp thu hút vận may, mang đến tài lộc cho gia chủ
-
Ông bà nhắc nhở: Lấy chồng dù yêu tới mấy cũng đừng bao giờ chọn 3 kiểu gia đình này: Đặc biệt số 3