Giáo viên dạy tiếng Anh suýt mất mạng vì chảy máu chân răng mà chủ quan không đi khám

( PHUNUTODAY ) - Giáo viên dạy tiếng Anh suýt mất mạng vì chảy máu chân răng mà chủ quan không đi khám - các bạn cần hết sức cẩn trọng nhé.

 

Nguy hiểm do chảy máu chân răng

Một giáo viên dạy Tiếng anh cho trẻ em vùng cao sinh năm 1992, quốc tịch Azecbaijan, nhập viện ngày 7/6/2017.

Trước đó mấy hôm, thầy giáo này cảm thấy rất mệt và tự nhiên bị chảy máu chân răng lâu cầm. Bệnh nhân đến khám bệnh tại BV tỉnh Sơn La, các bác sỹ chẩn đoán ban đầu là nghi ngờ bệnh Lơ xê mi cấp và chuyển thẳng đến Viện Huyết học Truyền máu Trung ương.

Tại Viện Huyết học - Truyền máu TW, các bác sỹ đã chẩn đoán bệnh nhân bị bệnh Lơ xê mi cấp thể tiền tủy bào, (bệnh ung thư máu cấp tính thể tủy) có kèm theo tình trạng "Rối loạn đông máu rải rác trong lòng mạch" (DIC), và đề ra phương pháp điều trị cho bệnh nhân.

Đây là tình trạng bệnh rất nặng, gây nguy hiểm đến tính mạng bất kể khi nào và chi phí để điều trị rất tốn kém đối với những người bệnh không có bảo hiểm y tế tại Việt Nam.

Trước đó, một nam bệnh nhân (36 tuổi, ở Hòa Bình) bị bầm tím trên da, chảy máu chân răng trong lúc đánh răng, không đi khám đến khi quá nặng, xuất huyết não nên đã không qua khỏi.

Chảy máu chân răng là triệu chứng có thể thấy trong nhiều bệnh như viêm lợi, viêm quanh răng, u lợi... nhưng thường gặp nhất là do viêm lợi.

Nếu không được chữa trị, bệnh viêm lợi sẽ trở thành viêm nha chu, một dạng tiêu cực của bệnh về lợi.

Người bị viêm nha chu thường đi kèm với các triệu chứng khác như hôi miệng, răng yếu, lung lay.

Bệnh viêm nha chu nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến u lợi, áp xe chân răng và trầm trọng hơn là rụng răng.

 

 

Nguyên nhân

Nguyên nhân gây viêm lợi có nhiều, có thể là biểu hiện của một bệnh toàn thân như thiếu vitamin, đái tháo đường, tim mạch, bệnh về máu... Nhưng đa số do nguyên nhân tại chỗ là do giữ vệ sinh răng miệng kém, có nhiều cao răng (là những chất muối khoáng trong nước bọt đọng lại trên cổ răng) dễ gây viêm lợi, tụt lợi. Ăn uống xong không súc miệng, chải răng sạch, cặn thức ăn sẽ đọng lại trên răng và lợi cùng với vi khuẩn làm thành lớp mảng bám bẩn dễ gây viêm lợi và sâu răng.

Tác giả: Ngọc Lê