1. Che giấu vết thương lòng
Trên đời này, hỏi ai không mang trong mình vết thương lòng? Tuy nhiên, rất nhiều người có thói quen thổ lộ với chúng ra, với mong muốn nhận được sự đồng cảm và quan tâm từ người khác. Họ nhạy cảm và dễ bị tổn thương bởi lời nói hay thái độ của người khác.
Bên cạnh đó, cũng có những người biết rằng, cô đơn vốn dĩ là một trạng thái bình thường của một con người, và thật sự khó để có được sự thấu hiểu. Vì vậy, họ che giấu vết thương lòng của mình như một lẽ hiển nhiên. Anh ấy/ cô ấy âm thầm tự khâu vá, chữa lành vết thương của mình. Anh ấy/ cô ấy không tâm sự về điều đó với người khác. Anh ấy hoặc cô ấy sẽ giữ im lặng với cả những người mình yêu thương, tin cậy nhất.
Tôi tin rằng, hầu hết mọi người sẽ trải qua quá trình gặp gỡ và hạnh phúc với những người thân yêu nhất của họ. Sau đó là quá trình họ bắt đầu khao khát sự chấp thuận và lòng trung thành của đối phương. Họ muốn đối tác hiểu được sự bối rối hay những mong muốn thầm kín của mình. Và khi người đó không đủ tinh tế để nhận ra, họ sẽ chìm vào cảm giác tổn thương sâu sắc.
Tuy nhiên, chúng tôi phải nhấn mạnh một điều, thông thường những vết thương của bạn không đổi được sự thông cảm và thương cảm của người khác. Thậm chí, có những người – họ không có sự đồng cảm với cảm xúc của người khác, họ sẽ cho rằng, bạn đạo đức giả và bất tài. Vết thương của bạn không những không được tra thuốc giảm đau mà còn bị sự thờ ơ của họ làm cho rỉ máu.
Có người sẽ cười nhạo sự thất bại của bạn, coi câu chuyện từ tận đáy lòng của bạn như một chuyện phiếm sau bữa tối. Họ lan truyền những lo lắng, trăn trở của bạn ở khắp mọi nơi. Vì vậy, những người khôn ngoan đã nhận ra rằng, một số người không tử tế, hoặc cơ bản là họ không biết đồng cảm, họ thường không có ý định xoa dịu hay che giấu vết thương của bạn. Bởi vậy, tự chữa lành bản thân và củng cố bản thân là cách sinh tồn tốt nhất.
2. Che dấu cảm xúc
Trong cuộc sống ai cũng có lúc mất kiểm soát cảm xúc. Dù sao đi nữa, con người không có sự hoàn hảo. Có câu nói: “dưới đáy chiếc bình luôn có cặn” và cuộc đời không cứ mãi suôn sẻ.
Nhưng những người may mắn biết cách điều chỉnh cảm xúc của mình để chúng không phát tiết; họ lần lượt làm chủ mọi ý nghĩ, họ cân nhắc thái độ sống trước khi biểu hiện chúng ra ngoài; người như vậy, họ đủ tinh tế để không đặt người khác vào các tình huống khó xử.
Bạn biết đấy, làm người khác bối rối, cũng chính là tự làm cho mình trở nên xấu xí và tự mình làm mình tổn thương. Lúc này, sự kiềm chế những cảm xúc hỗn độn là biểu hiện của trí tuệ.
Khi bạn còn đang phải trăn trở điều gì đó, nhưng bạn giấu không để người khác biết, như vậy đồng nghĩa với việc, bạn có khả năng quản lý vận mệnh của mình. Hơn nữa, nếu bạn không tuân theo kỳ vọng của người khác, bạn sẽ cho họ cảm giác, bạn là người khó đối phó. Tuy nhiên, nếu bạn vừa che dấu cảm xúc vừa không tỏ ra vô lương tâm thì cá tính đó lại khiến người khác tin cậy và thương mến bạn.
Sự ‘che dấu’ nếu đi kèm ‘không chân thành’, không sớm thì muộn mối quan hệ của các bạn sẽ tiêu mất. Che dấu để tự điều chỉnh, che dấu để tự hoàn thiện, che dấu để tự chịu trách nhiệm với quyết định của bản thân và làm nơi nương tựa cho người khác; thì che dấu ấy là điều chỉ có những người dũng cảm nhất, mạnh mẽ nhất, bản lĩnh nhất mới có thể làm được.
3. Che giấu dục vọng
Người xưa từng nói: “Có dục vọng mà không theo đuổi, tỏ ra kiêu ngạo thì không thể trưởng thành”. Câu này có ý nói rằng, người nói ra dục vọng nhưng không đạt được, họ đã tự tạo cho mình một nhãn mác “người còn non trẻ”.
Tuy nhiên, bạn thân mến, người trưởng thành sẽ hiểu, dục vọng là thứ không thể thiếu, nhưng không thể tùy tiện nói hay tùy tiện thỏa mãn.
Con người còn sống, thì sẽ có thứ họ mong muốn. Vì danh – lợi – tình mà có nhiều người liều lĩnh đến mức coi thường luân thường đạo lý, bất chấp thuần phong mỹ tục, thường làm những việc hại người, hại mình. Khi không thỏa mãn dục vọng, thái độ sống của họ có thể sẽ thay đổi 180 độ.
Do đó, chúng ta nên học cách tu dưỡng đạo đức của mình. Không dễ dãi chiều theo ham muốn của bản thân, và không “dẫn dụ” lòng ham muốn của người khác để lấy sĩ diện và khoe khoang tài năng.
Khi giao tiếp với người khác, chúng ta không thể tự cao, không thể phô trương của cải và địa vị của mình; nếu không, chúng ta sẽ khơi dậy lòng đố kỵ và ác ý của người khác. Khi bạn sống thản nhiên, không còn cần đến sự chấp thuận của người khác mà vẫn có được sự tự tin, khi đó bạn đã trưởng thành.
Người có trí tuệ không chỉ có thể tự chăm sóc tốt cho bản thân họ thôi đâu. Khi che giấu tốt ba điều trên để chăm sóc, hoặc ít nhất là không vô tình hoặc cố ý tạo phiền phức cho người khác, bạn sẽ có được cuộc sống bình yên, hạnh phúc, hài hòa.
Tác giả: Mộc
-
Cổ nhân dạy: "Người lông mày thô rậm tràn xuống bờ mi chớ dại tới gần", nếu lại gần thì sao?
-
Các cụ dặn: ''Canh ba chớ tham dục'', nửa câu sau rất quan trọng nhưng ít người làm được
-
Tổ tiên nhắc nhở: “Người kém cỏi thường có ba biểu hiện này, thân mấy cũng đừng làm việc cùng nhau" phải nhớ lấy
-
Tổ tiên căn dặn: Có người đem cho 5 thứ, nghèo cũng đừng nhận, mất hết lộc may
-
Tổ tiên nhắc nhở: Cửa trước không đốt đèn, sân sau không sáng sủa, ẩn ý thâm sâu là gì?