Ham muốn trỗi dậy: Người đàn ông bại não tấn công bé gái 5 tuổi

( PHUNUTODAY ) - Bé gái chỉ mới 5 tuổi, đã bị đâm nhiều nhát liên tục vào mặt và các cơ quan khác trên cơ thể trong khi bé đang chơi đùa ở sân vườn bên ngoài nhà.

Một người đàn ông bị bại não tại Mitchell Park, bang Victoria, nước Úc, đã bị buộc tội vì đâm cô bé 5 tuổi hàng xóm khi cô bé đang chơi ngoài vườn. Và anh ta cũng đã thú nhận hành vi của mình.

Ty Ranger, 24 tuổi, đã thừa nhận tội cố ý gây thương tích nghiêm trọng cho bé gái Madison Hastings và tội tàng trữ nội dung khiêu dâm trẻ em trong máy tính cá nhân trong một phiên tòa vừa diễn ra vào thứ hai vừa qua.

Người đàn ông bại não Ty Ranger, 24 tuổi.

Bé gái Madison chỉ mới 5 tuổi, bị Ranger đâm nhiều nhát liên tục vào mặt và các cơ quan khác trên cơ thể trong khi bé đang chơi đùa ở sân vườn bên ngoài nhà của mình vào tháng 11 năm 2015.

Gương mặt đầy thương tích sau vụ tấn công, còn nhiều vết thương khác nằm khắp cơ thể của bé gái 5 tuổi này.

Dù nguyên nhân vẫn chưa được điều tra một cách chi tiết, nhưng nhiều người cho rằng có thể Ranger bị nổi cơn ham muốn tình dục sau khi xem nội dung khiêu dâm trẻ em.

Chủ tọa Roy Punshon cho biết sau khi trải qua gần một năm bị tạm giam và theo dõi qua các phương pháp y tâm thần để đánh giá mức độ phạm tội, Ranger đã có vấn đề nghiêm trọng với việc uống rượu quá mức vào ngày xảy ra sự việc.

Vụ xét xử cuối cùng đã bị hoãn lại vì hồ sơ tâm thần của Ranger vẫn chưa được rõ ràng.

Tại phiên tòa, Ranger bị căng thẳng thần kinh và trầm cảm sau một thời gian dài bị tạm giam. Thẩm phán phiên tòa cho rằng Ranger tuy bị bại não, khó đi lại và khó nói chuyện, nhưng khả năng trí tuệ của ông là bình thường.

Dựa vào kết quả theo dõi, Ranger không phải vì bị tâm thần mà dẫn đến hành động tấn công bé gái. Phiên tòa vẫn chưa chính thức kết luận được động cơ gây án và tình trạng tâm thần của ông. Vụ xét xử bị hoãn lại một năm để tiếp tục theo dõi và đưa ra những báo cáo chính xác về tình trạng của Ranger.

Phiên tòa đã bị hoãn lại để theo dõi thêm tình trạng của của Ranger.

Bại não là tên của một nhóm bệnh có ảnh hưởng đến cơ bắp và dây thần kinh. Đây không phải là bệnh do di truyền nhưng bệnh có thể khởi phát rất sớm từ khi còn nhỏ. Có ba thể bại não thường gặp là thể liệt cứng (phổ biến nhất), thể múa vờn hay loạn động và cuối cùng là thể thất điều.

Người bệnh sẽ có những chuyển động tay và chân bất thường, trương lực cơ kém phát triển từ nhỏ, việc đi lại và nói năng bị chậm phát triển, tướng đi bất thường, co thắt cơ, phối hợp các bộ phận cơ thể kém, và mắt lé. Đối với trẻ sơ sinh, bé sẽ gặp phải các vấn đề trong việc ăn uống. Bại não có thể ở mức độ nhẹ, trung bình hoặc nặng.

 Chuẩn đoán hình ảnh tổn thương bại não (nguồn: Thực phẩm an toàn).

Các thể của bệnh bại não: 

1.Bại não thể co giật:

Co cứng bại não là hình thức phổ biến nhất, chiếm khoảng 80% bệnh án thường có liên quan đến sự tổn thương của não, chùm đốt sống chưa phát triển toàn diện. Những biểu hiện lâm sàng chủ yếu là co cơ. Co cơ là yếu tố chủ yếu gây nên trẻ bại não bị chậm phát triển, rối loạn tư thế vận động. Ảnh hưởng đến chức năng vận động thường ngày của trẻ, nghiêm trọng hơn thì mất hẳn hoạt động chân tay

2. Bại não thể hỗn hợp

Là chỉ các thể bại não kết hợp lại với nhau, tất cả các thể đều thể hiện hết lên người bệnh nhân, cũng có thể nói, trên cơ thể của người bệnh xuất hiện các triệu chứng điển hình từ hai thể bại não trở lên đều có thể gọi là bại não thể hỗn hợp.

3. Bại não thể thất điều

Bại não thể thất điều chiếm 4%. Chủ yếu là các loại tổn thương ở tiểu não. Ngoài ra có thể do các bệnh ở hệ tháp, hệ ngoại tháp hoặc phía sâu trong hệ cảm giác. Đặc điểm chính bại não thể thất điều là không có khả năng cân bằng tư thế và phối hợp động tác, mất cảm giác cơ bắp, mệt mỏi, mất cảm giác các khớp, trương lực cơ giảm, mệt mỏi, rối loạn định lượng khoảng cách, nhãn cầu và chân tay run, suy giảm trí não.

4. Bại não thể múa vờn

Do vùng não bị tổn thương khiến cho chức năng vận động bị rối loạn, mất cân bằng. Biểu hiện chủ yếu là không tự chủ được hành động, khi thực hiện một ý thức, một vận động có mục đích, không tự chủ, không điều hòa, nên những vận động vô nghĩa tăng lên. Trương lực cơ của tứ chi và cơ thể bệnh nhân thay đổi thất thường, từ đó sinh ra các vận động không tự chủ, một số bệnh nhân có biểu hiện là khó kiểm soát tứ chi, cơ thể và chuyển động vùng cổ. Các cơ vùng mặt xuất hiện co không theo quy tắc nhất định. Thể hiện là nhăn mặt nháy mắt và các biểu cảm khác thường trên khuôn mặt. Hay gặp ở vị trí tay, ngón tay, miệng, thỉnh thoảng gặp ở ngón chân, đều là thuộc vận động không tự chủ.

5. Bại não thể rối loạn trương lực cơ

Rối loạn trương lực cơ thường hay gặp ở trẻ mầm non, biểu hiện chủ yếu là trương lực cơ giảm rõ rệt, không thể đứng lên đi lại được, không ngẩng đầu lên, gặp khó khăn trong vận động, phản xạ xương khớp với cường độ cao, phản xạ gân cơ không linh hoạt, có thể xuất hiện phản xạ bệnh lý. Thường kèm theo mất khả năng nói hoặc chậm phát triển.

Tác giả: Vũ Thêm