Những nhóm người có nguy cơ cao mắc hội chứng hậu Covid-19
Theo các chuyên gia, có 3 nhóm người nguy cơ cao mắc hội chứng hậu Covid-19. Cụ thể:
- Người trên 60 tuổi, có các bệnh lý nền như tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen, bệnh thận mạn tính, bệnh gan mạn tính, bệnh máu mạn tính, ung thư, suy giảm miễn dịch…
- Người bệnh có chỉ định liệu pháp oxy tại nhà, đặc biệt là nhóm người bệnh nặng phải hỗ trợ thở máy trong thời gian bị nhiễm Covid-19.
- Người chưa tiêm đủ liều vắc xin phòng Covid-19 cơ bản.
Việc cần làm để dự phòng hậu Covid-19
PGS Phan Thu Phương đưa ra 3 khuyến cáo để dự phòng di chứng hậu Covid-19 cho người bệnh gồm:
Thứ nhất, tiêm vắc xin để phòng nhiễm bệnh. Đây là điều đầu tiên và quan trọng nhất phải làm.
Thứ hai, nếu không may bị nhiễm bệnh, người bệnh cần tuân thủ khai báo y tế tại địa phương để được quản lý, phân tầng với các mức độ từ không triệu chứng đến mức độ nhẹ, trung bình và nặng.
Theo dõi sức khỏe nếu phát hiện bất cứ một trong những dấu hiệu bất thường như khó thở, thở hụt hơi hoặc ở trẻ em có dấu hiệu bất thường, như:
- Thở rên, rút lõm lồng ngực, phập phồng cánh mũi, khò khè, thở rít;
- Nhịp thở ở người lớn ≥ 20 lần/phút;
- SpO2 ≤ 96%; mạch nhanh > 120 nhịp/phút hoặc < 50 nhịp/phút;
- Huyết áp thấp: huyết áp tối đa < 90 mmHg, huyết áp tối thiểu < 60 mmHg (nếu có thể đo);
- Đau tức ngực thường xuyên, cảm giác bó thắt ngực, đau tăng khi hít sâu; thay đổi ý thức: lú lẫn, ngủ rũ, lơ mơ, rất mệt/mệt lả…
Khi gặp các biểu hiện bất thường nói trên, hãy thông báo với cơ sở quản lý người mắc Covid-19, trạm y tế xã/phường hoặc trạm y tế lưu động, trung tâm vận chuyển cấp cứu... để được xử lý cấp cứu và chuyển viện kịp thời.
Thứ ba, khi gặp bất cứ vấn đề bất thường nào về sức khỏe sau khi nhiễm Covid-19, người bệnh cần đến các cơ sở y tế để thăm khám hoặc liên hệ với nhân viên y tế để được hỗ trợ. Việc phát hiện sớm các di chứng, biến chứng hoặc bệnh lý mắc phải sẽ giúp quá trình điều trị diễn ra kịp thời và hiệu quả hơn.
Cải thiện hụt hơi khi nói
Lấy hơi ngược
Biểu hiện: Vai nhướn, ngực phình to và cảm giác rất dễ mệt. Việc này giống như chơi thể thao, bạn bị đuối dẫn đến hơi thở gấp gáp. Nguyên nhân là do bạn lấy hơi ở ngực gây hụt hơi. Vì ngực của bạn có xương, các bộ phận nội tạng và các cơ bám vào khung xương rất chắc, do đó các cơ này không thể co dãn rộng và lớn được. Nếu bạn càng cố gắng lấy càng nhiều hơi và nén ở ngực thì sẽ dẫn đến hiện tượng tức ngực, ép tim cho nên lúc đó hơi sẽ thoát ra rất nhanh.
Cách khắc phục: Cơ hoành ở bụng sẽ giúp ta có thể lấy hơi dày và nén hơi được lâu ở đây. Do đó, việc tập lấy hơi ở bụng rất quan trọng. Hãy đặt tay lên bụng và hít thật sâu, chú ý vai và ngực ở nguyên vị trí và bắt đầu “xì” hơi ra từ từ thật chậm và nhẹ nhàng, hãy tập thường xuyên để nó trở thành một thói quen khi nói hoặc hát, bạn sẽ có một giọng nói đầy nội lực nếu thành thạo việc lấy hơi này.
Cổ hạ thấp thanh quản
Biểu hiện: Khản tiếng, hụt hơi, âm thanh phát ra ồm ồm, the thé nghe rền vang, cảm giác hơi thở đi ra nhiều hơn và mệt hơn.
Cách khắc phục: Giữ thanh quản thật thoải mái, đừng cố tạo ra âm thanh khác biệt. Âm thanh hay nhất chính là giọng nói của chính bạn, vì thế hãy thư giãn thanh quản và xem việc hát giống như bạn đang nói chuyện vậy.
Tác giả: Mộc
-
F0 test nhanh âm tính trở lại chớ vội mừng, đây là điều nhiều người vẫn không biết
-
Người mắc Covid-19 có nên kiêng ăn dưa hấu không?
-
Lương y chỉ 7 loại thực phẩm cải thiện chứng mất ngủ cho F0: Toàn đồ dân dã, dễ kiếm, chợ nào cũng có
-
5 loại thuốc điều trị cho trẻ F0, nhất định phải có trong nhà: Cha mẹ lưu ý
-
Không phải xông hơi: Đây mới là điều quan trọng nhất giúp trẻ F0 thải nhanh virus, khỏe mạnh, ngừa di chứng