Người dân không đổi sang CCCD có bị phạt không?
Theo quy định, công dân có CCCD hoặc CMND vẫn còn thời hạn sẽ không bị xử lý. Tuy nhiên, cơ quan chức năng vẫn khuyến cáo công dân chuyển sang dùng thẻ CCCD gắn chip vì những tiện lợi nó mang lại. Không chỉ gúp người dân không phải mang quá nhiều giấy tờ bên mình, CCCD gắn chip còn hỗ trợ cho các thủ tục hành chính bớt tốn thời gian, quy trình.
Riêng với chứng minh nhân dân còn thời hạn sử dụng thì được dùng đến hết 31/12/2024. Những loại giấy tờ có giá trị pháp lý đã phát hành, trong đó sử dụng thông tin từ chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân thì vẫn giữ nguyên giá trị sử dụng.
Để biết mình có thuộc trường hợp bị phạt vì không có thẻ CCCD gắn chip hay không, công dân cần xác định được 2 yếu tố sau:
Đầu tiên, xác định thẻ CCCD, CMND của mình còn hạn hay không?
Hạn của CCCD và CMND được in trên mặt trước thẻ. Theo khoản 1 điều 21 Luật Căn cước công dân 2014, có 3 mốc tuổi công dân phải đổi thẻ CCCD là khi đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi. Thẻ được cấp, đổi trước các mốc tuổi trên 2 năm sẽ có giá trị sử dụng đến độ tuổi quy định tiếp theo.
Thứ hai, xác định có thuộc các trường hợp phải đổi sang CCCD gắn chip hay không?
Có 14 trường hợp cần đổi sang CCCD gắn chip nếu không sẽ bị phạt. Mức phạt căn cứ theo khoản 1 điều 10 Nghị định 144/2021/NĐ-CP sẽ từ 300 – 500.000 đồng nếu không xuất trình được CCCD, CMND hay giấy xác nhận số CMND khi được kiểm tra. Trường hợp không thực hiện đúng quy định pháp luật về cấp, đổi, cấp lại thẻ CCCD cũng sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300 – 500.000 đồng.
14 trường hợp phải đổi sang CCCD gắn chip là:
Hiện nay, Bộ Công an đã triển khai cấp CCCD theo mẫu mới là loại gắn chip. Điều này đồng nghĩa với việc những người thuộc 14 trường hợp nói trên khi làm thủ tục cấp đổi, cấp lại, làm mới sẽ dùng thẻ CCCD gắn chip.
Pháp luật hiện hành cũng quy định rõ chế tài xử phạt với những người bắt buộc phải làm CCCD gắn chip nhưng cố tình không thực hiện.
Những công dân đang sử dụng CMND, CCCD gắn mã vạch còn giá trị sử dụng thì tiếp tục dùng bình thường đến khi hết hạn, nếu không có nhu cầu đổi sang CCCD gắn chip.
Bộ Công an cũng khẳng định thêm, thẻ căn cước có gắn chip điện tử, mã QR và căn cước điện tử không bị theo dõi, không thể theo dõi được. Bộ Công an tuyên bố có trách nhiệm bảo đảm an toàn, an ninh cho con người, công dân, những người sử dụng thẻ căn cước không bị theo dõi bởi tổ chức, cá nhân nào.
Tác giả: Mộc
-
Năm 2023 -2024: 6 trường hợp được trả lại tiền thuế đất khi làm sổ đỏ, người dân nên biết kẻo mất quyền lợi
-
Sang tháng 11/2023: Ai chưa đổi giấy phép lái xe giấy sang thẻ PET có bị phạt không?
-
Năm 2023: Trường hợp nào không có tên trong di chúc vẫn được hưởng thừa kế?
-
Thêm 2 đối tượng được hưởng BHYT 100% từ tháng 12/2023, đó là những ai?
-
Bắt đầu từ 3/12/2023: Người dân chính thức có thể khám, chữa bệnh BHYT bằng căn cước công dân