Bắt đầu từ 3/12/2023: Người dân chính thức có thể khám, chữa bệnh BHYT bằng căn cước công dân

( PHUNUTODAY ) - Từ ngày 3/12/2022, người dân Việt Nam đã có thể sử dụng căn cước công dân (CCCD) gắn chip để khám chữa bệnh bảo hiểm y tế (BHYT).

Thay đổi về thủ tục khám chữa bệnh

Đây là một bước tiến quan trọng trong quá trình hiện đại hóa và cải cách thủ tục hành chính của ngành y tế. Theo quy định, người dân có thể sử dụng CCCD gắn chip để khám, chữa bệnh BHYT tại tất cả các cơ sở khám chữa bệnh có sử dụng phần mềm khám chữa bệnh BHYT.

Theo đó, ngày 19/10/2023, Chính phủ đã ban hành Nghị định 75/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế (sau đây gọi tắt là Nghị định số 75).

Empty

Người tham gia bảo hiểm y tế khi khám, chữa bệnh phải xuất trình thẻ bảo hiểm y tế có ảnh hoặc CCCD. Trường hợp xuất trình thẻ BHYT chưa có ảnh thì phải xuất trình thêm một trong các giấy tờ tùy thân có ảnh do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp hoặc giấy xác nhận của công an cấp xã hoặc giấy tờ khác có xác nhận của cơ sở giáo dục nơi quản lý học sinh, sinh viên; các giấy tờ chứng minh nhân thân hợp pháp khác hoặc giấy tờ được định danh điện tử mức độ 2 theo quy định tại Nghị định số 59/2022/NĐ-CP ngày 5/9/2022 của Chính phủ quy định về định danh và xác thực điện tử.

Ngày 10/10, tại hội nghị trực tuyến toàn quốc về chuyển đổi số trong công an nhân dân lần thứ 2 năm 2023, Bộ Công an cho biết, đến nay, cơ quan này đã cấp hơn 83,76 triệu thẻ căn cước công dân gắn chip; thu nhận hơn 61,3 triệu hồ sơ định danh điện tử, kích hoạt hơn 39,3 triệu tài khoản.

Empty

9 tháng đầu năm 2023, cả nước có 91,465 triệu người tham gia bảo hiểm y tế, đạt tỷ lệ bao phủ khoảng 92,4% dân số. Tính đến ngày 16/10/2023, hệ thống đã xác thực được hơn 92,2 triệu thông tin nhân khẩu trong Cơ sở dữ liệu do Bảo hiểm xã hội Việt Nam quản lý, trong đó có khoảng 83 triệu người đang tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, chiếm 94,2% tổng số người tham gia với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Ngoài ra, tính đến ngày 16/10/2023, 100% cơ sở khám, chữa bệnh BHYT triển khai khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế bằng căn cước công dân gắn chip nhằm đáp ứng yêu cầu tra cứu thông tin thẻ bảo hiểm y tế bằng số định danh cá nhân/căn cước công dân.

Thêm nhiều đối tượng được hưởng mức BHYT 100% từ ngày 3-12

Chiều 24-10, Bộ Y tế thông tin về một số điểm mới của Nghị định 75/2023/NĐ-CP (Nghị định 75) được vừa Chính phủ ban hành ngày 19-10-2023.

kham-chua-bang-cccd-quy-dinh

Theo đó, Nghị định 75 quy định nâng mức hưởng BHYT lên 100% chi phí khám chữa bệnh BHYT cho một số nhóm đối tượng là người có công với cách mạng quy định tại khoản 5 Điều 3 Nghị định 146/2018, cán bộ, chiến sĩ công an đã được giải quyết hưởng chế độ theo quy định tại các Quyết định của Thủ tướng, và dân công hỏa tuyến.

Nghị định cũng bổ sung mức hưởng BHYT cho nhóm đối tượng là người dân tộc thiểu số thoát nghèo theo Quyết định 861/QĐ-TTg ngày 4-6-2021 và nhóm đối tượng đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 131/2021/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng.

Như vậy, theo quy định mới, các chi phí khám chữa bệnh BHYT trong phạm vi quyền lợi được hưởng và mức hưởng của người tham gia BHYT đã được cơ quan BHXH giám định, sẽ thuộc phạm vi thanh toán của quỹ BHYT. Cơ chế thanh toán theo thực tế các dịch vụ kỹ thuật, thuốc, vật tư y tế… sử dụng cho người bệnh và mức giá theo quy định hiện hành.

Đồng thời, Nghị định 75 quy định việc giao dự toán chi phí khám chữa bệnh BHYT cho BHXH Việt Nam và BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, thực hiện thông báo số dự kiến chi khám chữa bệnh BHYT tới cơ sở khám chữa bệnh để làm cơ sở lập kế hoạch sử dụng kinh phí khám chữa bệnh BHYT trong năm.

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy link