Khi nào người lao động bị tạm dừng hưởng lương hưu?
Căn cứ khoản 1, khoản 3 Điều 64 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định như sau:
Trường hợp "xuất cảnh trái phép"
Theo Khoản 1 Điều 2 Luật xuất, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 thì xuất cảnh là việc công dân Việt Nam ra khỏi lãnh thổ Việt Nam qua cửa khẩu của Việt Nam.
Để được phép xuất cảnh, công dân Việt Nam cần có đủ các điều kiện căn cứ theo Khoản 1 Điều 33 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 như sau:
- Có giấy tờ xuất nhập cảnh còn nguyên vẹn, còn thời hạn sử dụng; đối với hộ chiếu phải còn hạn sử dụng từ đủ 6 tháng trở lên.
- Có thị thực hoặc giấy tờ xác nhận, chứng minh được nước đến cho nhập cảnh, trừ trường hợp được miễn thị thực.
- Không thuộc trường hợp bị cấm xuất cảnh, không được xuất cảnh, bị tạm hoãn xuất cảnh theo quy định của pháp luật.
Nếu không đáp ứng đủ các điều kiện trên, người có hành vi tự ý xuất cảnh ra nước ngoài sẽ bị xem là xuất cảnh trái phép.
Lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng được tiếp tục thực hiện khi người xuất cảnh trở về định cư hợp pháp theo quy định của pháp luật về cư trú.
Trường hợp "bị tòa án tuyên bố là mất tích"
Theo Điều 68 Bộ luật Dân sự 2015, một người có thể bị tòa án tuyên bố mất tích khi đáp ứng các điều kiện sau:
- Biệt tích 2 năm liền trở lên.
- Mặc dù đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo, tìm kiếm theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự nhưng vẫn không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hay đã chết.
- Có yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan.
Thời hạn 2 năm được tính từ ngày biết được tin tức cuối cùng về người đó; nếu không xác định được ngày có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của tháng tiếp theo tháng có tin tức cuối cùng; nếu không xác định được ngày, tháng có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của năm tiếp theo năm có tin tức cuối cùng.
Sau khi có quyết định tuyên bố mất tích của tòa án, cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ tạm dừng việc chi trả lương hưu hàng tháng cho người đó.
Trường hợp có quyết định có hiệu lực pháp luật của tòa án hủy bỏ quyết định tuyên bố mất tích thì ngoài việc tiếp tục được hưởng lương hưu, trợ cấp còn được truy lĩnh tiền lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng kể từ thời điểm dừng hưởng.
Trường hợp "có căn cứ xác định việc hưởng BHXH không đúng quy định"
Cơ quan bảo hiểm xã hội khi quyết định một người tạm dừng hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hằng tháng theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều này phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày tạm dừng hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH, cơ quan bảo hiểm xã hội phải ra quyết định giải quyết hưởng; trường hợp quyết định chấm dứt hưởng bảo hiểm xã hội thì phải nêu rõ lý do.
Trường hợp bị cắt hẳn lương hưu:
Nếu lao động qua đời, cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ dừng chi trả lương hưu mà thay vào đó, sẽ thực hiện giải quyết chế độ tử tuất khi thân nhân người lao động yêu cầu.
Người lao động đang hưởng lương hưu ra nước ngoài để định cư mà có nhu cầu hưởng trợ cấp 01 lần thay cho lương hưu
Theo Điều 65 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 và khoản 1 Điều 21 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH, người đang hưởng lương hưu hằng tháng ra nước ngoài để định cư vẫn được tiếp tục được chi trả lương hưu.
Tuy nhiên, nếu người này có yêu cầu hưởng trợ cấp 1 lần thì cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ chi trả trợ cấp 1 lần và cắt lương hưu hưu hằng tháng đang hưởng.
Người bị cắt lương hưu được thay thế bằng quyền lợi gì?
Theo quy định hiện hành, tùy vào trường hợp bị cắt lương hưu mà người hưởng sẽ được thay thế bằng các quyền lợi khác nhau. Cụ thể như sau:
- Trường hợp bị cắt lương hưu do người lao động qua đời, thân nhân của người lao động đó được hưởng chế độ tử tuất.
Chế độ tử tuất được hưởng bao gồm: Trợ cấp mai táng và trợ cấp tuất.
Trợ cấp mai táng = 10 x Mức lương cơ sở (theo Điều 66 và Điều 80 Luật Bảo hiểm xã hội).
Trợ cấp tuất bao gồm: Trợ cấp tuất một lần hoặc trợ cấp tuất hằng tháng.
Theo Điều 69 và Điều 70 Luật Bảo hiểm xã hội, thân nhân người lao động sẽ được hưởng trợ cấp tuất một lần hoặc trợ cấp tuất hằng tháng (tùy đối tượng cụ thể) nếu trước đó người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Trường hợp tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thì thân nhân chỉ được trợ cấp tuất 1 lần (theo Điều 81 Luật Bảo hiểm xã hội).
- Trường hợp bị cắt lương hưu do đi định cư nước ngoài thì được nhận trợ cấp 1 lần.
Căn cứ khoản 2 Điều 65 Luật Bảo hiểm xã hội, người đi định cư nước ngoài được hưởng trợ cấp 1 lần như sau:
Trợ cấp 1 lần = (1,5 x Mức lương hưu hằng tháng đang hưởng x Số năm đóng BHXH trước 2014) + (1,5 x Mức lương hưu hằng tháng đang hưởng x Số năm đóng BHXH từ 2014) - (0,5 x Mức lương hưu hằng tháng đang hưởng x Số tháng đã hưởng lương hưu).
Mức trợ cấp thấp nhất bằng 3 lần mức lương hưu hằng tháng đang hưởng.