Họp báo công bố Trái Đất thứ 2: Thông tin bị cấm vận đến 0h, 25/8

( PHUNUTODAY ) - Toàn bộ thông tin liên quan đến Trái Đất thứ 2 sẽ được giữ kín đến 0h ngày 25/8.

Tổ chức nghiên cứu Vũ trụ châu Âu tại bán cầu Nam (ESO) sẽ công bố một phát hiện rất quan trọng về hành tinh nằm cực gần chúng ta - được cho là có tiềm năng trở thành "Trái đất thứ 2".

Như đã đưa tin trước đó, các nhà khoa học vận hành kính thiên văn của ESO ở Munchen, Đức, phát hiện một hành tinh có nhiều điều kiện tương tự như Trái Đất, quay quanh ngôi sao Proxima Centauri chỉ cách hệ Mặt Trời 4,5 năm ánh sáng.

Mọi thông tin về Trái Đất thứ 2 sẽ được cấm vận đến 0h ngày 25/8

Được phát hiện năm 1915, Proxima Centauri là ngôi sao gần Trái Đất nhất. "Hành tinh chưa được đặt tên rất giống Trái Đất và quay quanh Proxima Centauri ở khoảng cách đủ gần để nước lỏng chảy trên bề mặt, một yếu tố quan trọng để hình thành sự sống. Các nhà khoa học chưa bao giờ phát hiện một Trái Đất thứ hai ở gần đến vậy", tờ Der Spiegel của Đức dẫn lời nguồn tin từ ESO.

Được biết, thông tin về hành tinh này đã gây xôn xao vào đầu tháng 8/2016 trên tờ Der Spiegel của Đức. Tuy nhiên vào thời điểm đó, các chuyên gia không đưa ra bình luận gì thêm, kể cả danh tính của hành tinh.

Proxima Centauri là một ngôi sao lùn nhỏ màu đỏ, cách Mặt trời của chúng ta khoảng 4,5 năm ánh sáng.

Nếu như hành tinh mới phát hiện lần này có đặc điểm giống Trái đất cùng khả năng duy trì sự sống, đó sẽ là một phát hiện cực kỳ quan trọng của ngành khoa học thiên văn vũ trụ.

Trước đó, chúng ta đã tìm thấy Kepler-452b - hành tinh cũng được mệnh danh là "Trái đất thứ 2" - với rất nhiều đặc điểm giống với Trái đát. Có điều, Kepler-452b cách chúng ta tận... 4500 năm ánh sáng - một khoảng cách phi thường, không thể chạm tới.

Trong khi đó, hành tinh mới đây chỉ cách chúng ta 4,5 năm ánh sáng. Dù vẫn rất lớn, nhưng rõ ràng đây sẽ là đem lại hy vọng cho quá trình di cư của loài người sau này.

 

>Tồn tại một Trái Đất thứ 2 ngay gần Trái Đất chúng ta sinh sống?
(Xã hội) - (Phunutoday) - Hành tinh này rất gần với Trái Đất và có nhiều điều kiện tương tự như Trái Đất chúng ta sinh sống.

Tác giả: Phạm Thị Thảo