Tổng quan về bệnh bụi phổi silic l
Bệnh bụi phổi silic là tình trạng phổi xơ hóa lan tỏa do hít phải bụi chứa silic tự do (SiO2) như thạch anh, cát, granite (60% silic), đá… Ðây là bệnh mạn tính, tiến triển và không thể hồi phục, thường xuất hiện sau khoảng thời gian từ 5 - 10 năm tiếp xúc với bụi ở nồng độ cao.
Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ từ Trung tâm Y tế dự phòng (YTDP) tỉnh, hiện có khoảng 5.000 công nhân đang làm việc trong môi trường ô nhiễm bụi silic. Bên cạnh đó, còn có một số lượng lớn lao động hợp đồng theo mùa vụ, lao động khai thác đá tự do (đông hơn rất nhiều lần so với con số được thống kê báo cáo). Chính tại các cơ sở nhỏ, tư nhân này, công tác chăm sóc y tế, trang bị bảo hộ lao động cho công nhân chưa được quan tâm đúng mức, ý thức tự bảo vệ sức khỏe của công nhân thấp, làm cho bệnh bụi phổi silic dễ dàng phát sinh và phát triển.
Ở giai đoạn khởi phát thì bệnh thường không có triệu chứng. Bệnh chỉ được phát hiện qua chụp X - quang khi người lao động đi khám sức khỏe định kỳ hoặc vì một lý do gì khác. Ở giai đoạn kế tiếp, bệnh nhân sẽ có triệu chứng khó thở khi gắng sức. Càng về sau, người bệnh sẽ thấy khó thở thường xuyên, ngay cả khi nghỉ ngơi. Bệnh bụi phổi silic dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như: viêm phế quản mạn tính, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, suy hô hấp, suy tim phải… Đồng thời, bệnh làm cho bệnh nhân dễ mắc lao phối hợp, viêm phổi, nấm.
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh bụi phổi silic
Những người làm các công việc tiếp xúc với bụi silic tự do chủ yếu như:
Khai thác quặng đá có chứa silic tự do.
Đẽo mài đá có chứa silic tự do.
Tán, nghiền, sàng các quặng đá chứa silic tự do.
Công việc đúc tiếp xúc với bụi cát khuôn, làm sạch vật đúc.
Làm sạch hoặc làm nhẵn vật bằng tia cát.
Sản xuất, chế biến thủy tinh, gạch chịu lửa, đồ gốm.
Điều trị bệnh bụi phổi silic
Đây là bệnh hiện vẫn chưa có phương pháp điều trị thực sự hiệu quả mà chỉ làm giảm các triệu chứng. Bác sĩ có thể cho bệnh nhân sử dụng các thuốc: thuốc chống viêm, thuốc giảm xơ hóa phổi, thuốc bao bọc xung quanh hạt bụi SiO2 để bảo vệ đại thực bào hay rửa phế nang để hút hết bụi cùng các thực bào ăn bụi ra khỏi đường hô hấp.
- Bệnh bụi phổi - silic là một bệnh xơ hóa phổi không hồi phục, hiện không có thuốc điều trị đặc hiệu. Chỉ có các loại thuốc chữa triệu chứng và nâng cao thể trạng, giúp làm giảm, ngừng tiến triển bệnh.
- Điều trị viêm phế quản mãn tính: Dùng các thuốc kháng sinh, long đờm, giảm ho.
- Trong biến chứng suy tim: Dùng digital, lợi tiểu, nghỉ ngơi, ăn nhạt.
- Trong suy hô hấp phải cho thở ôxy.
- Thuốc bổ dưỡng nâng cao thể trạng, các loại sinh tố...
Tác giả: Nguyễn Thúy Quỳnh