Những thói quen sinh hoạt nào giúp phòng ngừa bệnh tim do thiếu máu cục bộ
Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:
Bỏ thuốc lá. Bạn hãy gặp bác sĩ để được tư vấn các phương pháp bỏ thuốc. Bên cạnh đó, bạn nên tránh hít phải khói thuốc;
Kiểm soát các bệnh lí khác. Bạn hãy gặp bác sĩ để được điều trị các bệnh lí có khả năng làm tăng nguy cơ mắc bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ chẳng hạn như tiểu đường, huyết áp cao và cholesterol cao trong máu;
Có chế độ ăn uống lành mạnh. Bạn nên hạn chế hấp thu chất béo bão hòa và ăn nhiều ngũ cốc, trái cây và rau quả. Bên cạnh đó, bạn phải thường xuyên kiểm tra chỉ số cholesterol và hỏi bác sĩ xem chúng đã được giảm đến mức độ an toàn chưa;
Tập thể dục. Bạn hãy gặp bác sĩ để được tư vấn về kế hoạch tập thể dục an toàn để cải thiện lưu lượng máu đến tim;
Duy trì một trọng lượng khỏe mạnh. Nếu bạn đang thừa cân, hãy gặp bác sĩ để được tư vấn về các phương pháp giảm cân;
Giảm căng thẳng. Bạn hãy thực hành các bài tập thể dục để kiểm soát căng thẳng, chẳng hạn như thư giãn cơ bắp và thở sâu.
Điều quan trọng là phải có kiểm tra sức khỏe thường xuyên. Một số yếu tố nguy cơ chính gây thiếu máu cơ tim cục bộ – cholesterol cao, huyết áp cao và bệnh tiểu đường – không có triệu chứng trong giai đoạn đầu. Phát hiện và điều trị sớm có thể mang đến cho bạn một trái tim khỏe mạnh.
Bệnh tim mạch luôn đi kèm với rối loạn chuyển hóa lipid và đái tháo đường. Nhồi máu cơ tim, thiếu máu cơ tim cục bộ là hậu quả tất yếu của việc tích tụ mảng xơ vữa trong thành mạch vành. Nguyên nhân gây ra mảng xơ vữa này là do tăng quá nhiều mỡ máu xấu (cholesterol toàn phần, LDL cholesterol). Bạn có thể cải thiện tình trạng xơ vữa mạnh máu bằng cách thay đổi lối sống theo hướng tích cực hơn.
Biến chứng tiềm ẩn do thiếu máu cơ tim cục bộ
Hiểu về biến chứng của thiếu máu cơ tim cục bộ sẽ giúp người bệnh hạn chế tối đa những tác hại mà nó gây ra. Các biến chứng của bệnh tim thiếu máu cục bộ bao gồm: Rối loạn nhịp tim, đau thắt ngực mạn tính, suy tim sung huyết, nhồi máu cơ tim
Tim là một cơ quan hoạt động không ngừng nghỉ, lượng máu cung cấp về tim phải luôn luôn được đảm bảo để cung cấp đủ oxy và năng lượng cho cơ tim hoạt động. Nếu bạn đã bị mắc thiếu máu cơ tim cục bộ, đừng quá lo lắng. Điều quan trọng là bạn phải hiểu rõ về bệnh, biết làm cách nào để điều trị và hạn chế tác hại của bệnh đến trái tim thì thiếu máu cơ tim cục bộ sẽ không còn là nỗi lo, không còn đe dọa đến sức khỏe và tính mạng của bạn trong tương lai.
Yếu tố nguy cơ
Yếu tố có thể làm tăng nguy cơ thiếu máu cục bộ cơ tim phát triển bao gồm:
-Thuốc lá: Hút thuốc và tiếp xúc với khói thuốc lâu dài hư hỏng bên trong thành động mạch - bao gồm cả động mạch tim cho phép mảng bám cholesterol và các chất khác thu thập và làm chậm lưu lượng máu. Hút thuốc cũng làm tăng nguy cơ bị cục máu đông hình thành trong các động mạch có thể gây thiếu máu cục bộ cơ tim.
- Huyết áp cao: Tình trạng này có thể gây hại động mạch nuôi tim bằng cách thúc đẩy xơ vữa động mạch. Nguy cơ cao huyết áp tăng theo độ tuổi, nhưng thủ phạm chính cho hầu hết mọi người đang ăn một chế độ ăn uống quá cao muối và thừa cân. Cao huyết áp cũng có thể là một vấn đề di truyền.
- Cholesterol trong máu cao: Cholesterol là một phần quan trọng của mảng bám có thể thu hẹp các động mạch trong cơ thể, bao gồm động mạch cung cấp tim. Mức độ cao của các loại cholesterol xấu trong máu làm tăng nguy cơ thiếu máu cục bộ cơ tim.