Đối tượng nào thường mắc bệnh blốc nhĩ thất
Bệnh block nhĩ thất có thể xảy ra ở hầu hết bất cứ ai và mọi lứa tuổi. Trong một số trường hợp, trẻ sinh ra có thể bị block tim. Hơn nữa, phụ nữ cũng có nhiều khả năng mắc bệnh block nhĩ cấp 3.
Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ bị bệnh block nhĩ thất?
Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải bệnh này, chẳng hạn như:
Tuổi tác;
Huyết áp;
Cholesterol (giảm HDL, tăng LDL);
Bệnh tiểu đường;
Tập thể dục;
Chất béo (béo bụng hoặc béo phì);
Các bệnh lý gia đình liên quan đến tĩnh mạch;
Hút thuốc;
Bệnh động mạch ngoại biên;
Tiền sản giật;
Bệnh thận(đặc biệt là suy thận mạn tính);
Thuốc: một loạt các loại thuốc, bao gồm cả thuốc trợ tim digoxin, thuốc chẹn canxi (đặc biệt là verapamil và diltiazem), amiodarone, adenosine và thuốc chẹn beta có thể làm giảm lưu lượng máu đến nhĩ thất, đôi khi còn gây ra bệnh block nhĩ thất. Trong hầu hết các trường hợp, block nhĩ thất là do tác dụng phụ của các loại thuốc này gây ra.
Triệu chứng lâm sàng của bệnh
Ở các ca blôc nhĩ – thất cấp 1 và một số cấp 2 nhẹ thường không có biểu hiện gì, nhưng ở các ca blôc nhĩ – thất cấp 3 và 1 số ca cấp 2 nặng thì tần số tim giảm xuống làm cho lưu lượng tim giảm theo, sinh ra 1 số triệu chứng cơ năng như mệt, giác quan sút kém, trí óc chậm chạp, gắng sức kém và có khi ngất, đôi khi suy tim, suy thận và đau ngực.
Hội chứng Morgagni – Adams Stokes thường gọi là Adams – Stokes do 2 nhà lâm sàng học Airơlen và Adams (1827) và Stokes (1846) mô tả. Đây là hiện tượng bệnh nhân bị ngất một cách đột ngột vì thiếu máu não do ngừng tuần hoàn đột ngột, chiếm tỷ lệ 35 – 67% các ca blôc nhĩ – thất hoàn toàn. Triệu chứng ngất có nhiều mức độ khác nhau tùy theo sự ngừng tuần hoàn dài hay ngắn. Nếu chỉ ngừng 3 – 5 giây thì bệnh nhân chỉ cảm thấy choáng váng hoặc hơi xỉu đi, mất thăng bằng thoáng qua. Nếu ngừng 5 – 10 giây thì bị ngất hẳn; nếu đang đứng thì bị ngã vật xuống và có thể bị thương, lúc tỉnh dậy không nhớ gì về cơn ngất cả, đây là bệnh cảnh hay gặp hơn cả. Nhưng cũng có những bệnh nhân có kinh nghiệm cảm thấy trước và kịp thời ngồi xuống trước khi ngất. Nếu ngừng tim 15 giây trở lên thì ngã ra mê man, tay chân bị co giật, thở nhanh, sâu và ồn ào, sùi bọt mép và có thể có những hiện tượng thần kinh khu trú để lại di chứng vĩnh viễn. Nếu ngừng quá 30 giây thì nằm yên như chết, ngừng cả hô hấp và tuần hoàn. Khi hết cơn bệnh nhân tỉnh rất nhanh nhưng nếu cơn ngất quá 3 phút thì ít khi hồi phục.
Một điểm đặc biệt quan trọng là khi bắt đầu ngừng tuần hoàn nghĩa là cơ thể ngay từ lúc bệnh nhân chưa ngất thì da bệnh nhân đã đột nhiên tái ngắt như người chết, nếu có co giật thì có thể chuyển thành máu tím, và khi hết cơn tuần hoàn lập lại thì da đột ngột đỏ bừng lên. Khám bệnh nhân trong cơn ngất, ta thất mạch mất hẳn hay hết sức chậm nhưng cũng có khi nhịp tim lại rất nhanh, tiếng tim và huyết áp cũng mất, đồng tử dãn ra. Cơn Adams – Stokes cần được chẩn đoán phân biệt với cơn động kinh, phần lớn cơn thườngtự nhiên xuất hiện kể cả trong khi ngủ. Cơ chế ngừng tuần hoàn của cơ Adams – Stokes trong phần lớn các ca là vô tâm thu đơn thuần, còn 1 số ca khác có thể do loạn nhịp thất nhanh.
Điều trị bệnh Blốc nhĩ thất
Ngày nay với sự phát minh ra máy tạo nhịp và nhiều loại thuốc mới, nhiều phương pháp điều trị tiên tiến được áp dụng.
Ngăn ngừa cơn tái phát: trong blốc nhĩ thất hoàn toàn có thể ngăn ngừa cơn Adams – Stokes bằng cách làm tăng tần số thất lên, bất kể cơn (trước đó) là vô tâm thu hay do loạn nhịp thất nhanh kể cả rung thất. Theo kinh nghiệm của nhiều tác giả thì các cơn loạn nhịp thất nhanh đủ mức gây ra cơn Adams – Stokes hầu hết là xuất phát từ 1 nhịp chậm chứ rất ít khi từ nhịp xoang.
Điều trị lâu dài: blốc nhĩ thất hoàn toàn có khi chỉ là một khám phá bất ngờ trên 1 bệnh nhân không hề có triệu chứng khó chịu gì cả và điều này thường xảy ra khi ta kiểm tra sức khỏe hàng loạt hay khám nghĩa vụ quân sự. Các ca blốc đó thường là bẩm sinh và ít khi phải điều trị gì.