Chuyện không nói có, chuyện có nói không
Một lần nói dối có thể là do tình huống đặc biệt, nhưng nhiều lần nói dối đã trở thành lỗi của chính bản thân. Nếu đã có thói quen nói dối, thì khó có thể sửa đổi suốt cuộc đời. Một số người, bất kể khi nào mở miệng đều thường nói dối mà không do dự, đôi khi đến mức tự họ cũng không nhận ra rằng mình đang nói dối.
Có nhiều loại nói dối: nói dối vui vẻ, nói dối để lừa đảo, nói dối để khoe khoang, nói dối vì sợ hãi, nói dối vì lợi ích bất chính... Ngay cả người nói dối cũng có thể cho rằng những lời dối trá này không gây hại cho ai, nhưng nói dối là vi phạm lẽ tự nhiên. Thường thì hành động vi phạm lẽ tự nhiên sẽ gây tai tiếng, ảnh hưởng đến danh dự và uy tín của chính bản thân.
Tuy mục đích của nói dối có thể khiến mức độ tội lỗi khác nhau, nhưng có những trường hợp nói dối với mục đích cứu giúp hoặc bảo vệ tính mạng cho người khác, không thể coi là "khẩu nghiệp".
Nói lời ác ý
Những người thường nói lời hung ác thường có ý định từ tâm không thiện. Họ làm tổn thương lòng tự trọng của người khác, chửi mắng và phương hại danh dự của người khác. Những lời nói xấu này chỉ tạo ra họa từ miệng ra, và nói lời hại người khác lại chính là hại mình, tự gánh chịu phiền toái cho bản thân.
Tâm ác thì nói ác và làm ác, nếu tâm, khẩu, ý đều ác thì đường đến địa ngục không còn xa. Nhà Phật đã giải thích rằng, nghiệp là hành động và tâm tư tạo tác nhiều lần có chủ ý, thông qua cơ thể, lời nói và tư tưởng. Những hành động này sẽ gây ra quả báo, tạo thành luật nhân quả, dẫn đến sự tuần hoàn không ngừng, đưa con người vào luân hồi khắp sáu cõi.
Nói lời ác ý, dù là để tự vệ hay tấn công, nếu làm tổn hại đến danh dự và nhân cách của người khác, bạn cũng đang tạo nghiệp quả xấu cho mình. Có nhiều người chỉ hưởng thụ sướng miệng, thỏa mãn trong việc dùng lời cay cú, chửi bới và xúc phạm người khác, nhưng họ không để ý đến hậu quả mà họ sẽ phải đối mặt. Tôn trọng người khác cũng như tôn trọng bản thân, hãy nhớ rằng những lời nói không hay cũng thể hiện lối sống thiếu phẩm chất, đạo đức và văn minh trong giao tiếp, dẫn đến hạ thấp uy tín của chính bản thân.
Lời lẽ thô thiển
Người thường hay sử dụng những lời không hay để đả kích người khác thì theo quan điểm của Phật giáo, họ được coi là những ác nhân. Hành động này gây tổn thương lòng tự trọng của người khác, chửi mắng và làm tổn hại danh dự của người khác là hại từ miệng ra, nhưng thực chất cũng đang hại mình, tự mang phiền toái đến cho bản thân.
Do đó, trong Phật giáo, tôn trọng người khác cũng là tôn trọng chính mình. Khi thốt ra những lời thô tục đối với người khác, đồng nghĩa với việc tự hạ thấp bản thân và ngay cả lời nói thiện lành cũng bị tổn phước, vì vậy rất không nên làm như vậy.
Phê bình, khen chê
Từ thuở nhỏ đến khi trưởng thành, chúng ta luôn sống trong môi trường bị đánh giá và đánh giá người khác. Trẻ con khi đi học thường bị đánh giá dựa trên điểm số, còn người lớn khi đi làm thì bị đánh giá bằng năng lực, mức lương và địa vị trong công việc.
Những điều này vô hình chung dẫn đến tâm lý so sánh và đố kỵ trong lòng, dần dần tích tụ thành thói tham lam và tranh đoạt, tạo ra cái ác mà chúng ta không hay. Để tránh điều này, điều quan trọng là chúng ta nên có tâm trạng quan sát, học hỏi và tự đúc rút kinh nghiệm cho chính bản thân mình thay vì tham gia vào những cuộc tranh luận vô nghĩa và can thiệp vào đánh giá của người khác.
Tác giả: Quỳnh Trang
-
Người càng thiếu tiền thì càng cần ''hào phóng'' ở 4 việc này, cứ tiếc của đời khó "lên hương"
-
Trên đời này, thực ra chỉ có 3 người thân thiết nhất, sẵn sàng vì bạn mà hi sinh, đó là ai?
-
Có chồng làm tài xế xe tải lớn, khi có ''ham muốn'' thì phải làm sao? Chia sẻ thật của 3 người phụ nữ
-
Người xưa nói “Tiền khi cho vay là bằng hữu, khi đòi lại là kẻ thù”, vì sao vậy?
-
Ông bà ta dặn: 'Nằm không nằm ngửa, ngồi không dạng chân', vì sao?