Khi trẻ bị sốt nên chăm sóc cho trẻ như thế nào?

( PHUNUTODAY ) - Sốt dù là một bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, vậy khi chăm sóc trẻ bị sốt thì cần có những lưu ý gì?

Khi trẻ bị sốt nên chăm sóc cho trẻ như thế nào?

Bé nhà bạn đang bị sốt và các bạn dường như đang rất lo lắng. Tuy nhiên, các mẹ cũng đừng nên quá lo lắng mà các bạn hãy thử tham khảo cách chăm sóc khi trẻ bị sốt dưới đây nhé.

Nguyên nhân gây sốt cho trẻ nhỏ

1. Do bị nhiễm trùng:

+ Theo các chuyên gia thì  nguyên nhân khiến bị sốt là bị nhiễm siêu vi. Bởi có rất nhiều loại siêu vi gây bệnh cho trẻ em nhưng nguy hiểm nhất là siêu vi gây bệnh sốt xuất huyết, bệnh tay chân miệng, bệnh sởi, bệnh cúm, bệnh thủy đậu.

+ Bị nhiễm vi trùng

Nguyên nhân bị gây sốt thì có thể là thường gặp nhất là nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp tính như: viêm họng, viêm amiđan, viêm tai giữa, viêm phổi, viêm phế quản. Có thể là tình trạng nhiễm trùng đường tiêu hóa do vi khuẩn như bệnh tả, bệnh kiết lỵ, bệnh thương hàn… hoặc những bệnh nhiễm trùng nguy hiểm như: viêm màng não mủ do vi khuẩn Hib, viêm màng não do não mô cầu, nhiễm trùng máu…

Chăm sóc trẻ bị sốt như thế nào là đúng cách?

2. Do không bị nhiễm trùng

+ Do trẻ được ủ ấm quá kỹ.

+ Do trẻ bị tiêm chủng: đối với một số trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường bị sốt sau khi được tiêm chủng những loại vắc-xin trong năm đầu đời.

+ Do bị sốt mọc răng.

Cần chăm sóc cho trẻ như thế nào khi bị sốt?

+ Chăm sóc và cho trẻ uống thuốc hạ sốt

Theo lời khuyên của các bác sĩ thì khi xác định trẻ bị sốt, cha mẹ nên cởi bỏ bớt chăn mền, quần áo, chỉ nên cho trẻ mặc quần áo rộng thoáng để cơ thể giải tỏa bớt nhiệt giúp trẻ giảm sốt. Nếu trẻ bị sốt, cac bạn có thể cho trẻ uống nhiều nước vì sốt thường làm trẻ mất nước, nằm nghỉ ở nơi thông thoáng, theo dõi nhiệt độ của trẻ bằng nhiệt kế mỗi 4 giờ.

Ngoài ra, trẻ cũng cần được uống thuốc hạ sốt nếu trẻ bị sốt trên 390C, thuốc được chọn lựa là Paracetamol đơn chất dạng gói hay sirô... vì đây là thuốc hạ sốt dễ sử dụng, hiệu quả hạ sốt nhanh, thường sẽ có tác dụng hạ sốt 30 phút sau khi sử dụng và kéo dài từ 4 - 6 giờ, ít tác dụng phụ. Tuy nhiên, khi cho trẻ uống các bạn cũng nên chú ý biểu hiện của trẻ khi uống thuốc và cũng nên tham khảo những lời khuyên của các bác sĩ.

Khi chăm sóc trẻ cần lưu ý những gì?

1.Tuyệt đối không nên ủ ấm, mặc nhiều lớp quần áo cho trẻ khi trẻ đang sốt.

2. Cũng không nên dùng nước đá lạnh để lau máu hạ sốt cho trẻ.

3. Không nên pha rượu, cồn hoặc dấm vào nước để lau mát cho trẻ.

4. Tuyệt đối không được sử dụng Aspirin để hạ sốt vì có thể gây tổn thương cho não của trẻ (hội chứng Reye).

Trường hợp trẻ đã dùng thuốc hạ sốt, lau mát tích cực… mà trẻ vẫn không hạ sốt, cha mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ điều trị thích hợp hơn.

Nếu trẻ có những dấu hiệu sau thì các bậc phụ huynh nên đưa trẻ đến bệnh viện để được khám và điều trị:

+ Trẻ dưới 2 tháng tuổi bị sốt trên 380C;

+ Trẻ lừ đừ, ngủ li bì; trẻ bị nôn tất cả mọi thứ;

+ Trẻ bị co giật hoặc bị sốt kèm tay chân lạnh run; trẻ bú kém, bỏ bú hoặc bỏ ăn;

+ Trẻ không uống được bất cứ thứ gì;

+ Trẻ có dấu hiệu xuất huyết;

+ Trẻ bị nổi chấm đỏ trên da, chảy máu cam, chảy máu lợi, ói ra máu, đi tiêu phân đen như bã cà phê hoặc những trẻ có biểu hiện lừ đừ, tím tái, tay chân nhớp lạnh,…

Làm thế nào để phát hiện trẻ bị sốt?

Bạn có thể kiểm tra qua tay hoặc qua trán mẹ với bé. Tuy nhiên, phương pháp kiểm tra thân nhiệt bằng xúc giác này phụ thuộc nhiêu vào cảm giác chủ quan và không thể cho biết chính xác nhiệt độ của bé. Do vậy, các bạn hãy sử dụng cặp nhiệt độ để biết trẻ bị sốt hay không nếu thân nhiệt ở một trong các mức dưới đây:

+ Nếu trẻ có mức nhiệt từ 38 độ C trở lên khi đo ở hậu môn

+ Nếu trẻ có mức nhiệt từ 37,5 độ C trở lên nếu đo ở miệng

 + Nếu trẻ có mức nhiệt từ 37,2 độ C nếu đo ở nách.

>Cảnh báo 3 trường hợp dễ mất con tại bệnh viện
(Làm Mẹ) - (Phunutoday) - Đừng vì chủ quan, hoặc kém đề phòng để mất con tại bệnh viện. Sau đây là 3 trường hợp bạn nên phòng tránh, để bảo vệ bé cưng của mình.
>Cách xử lý nhanh khi trẻ bị sặc cháo, sặc sữa, sặc cơm
(Làm Mẹ) - (Phunutoday) - Sặc cháo, sữa, sặc cơm là một trong những tai nạn phổ biến trong nhiều gia đình nuôi con nhỏ. Nếu không xử lý kịp thời sẽ rất nguy hiểm cho bé.

Tác giả: Trần Thị Hà Nhi