Những dấu hiệu nhận biết khi trẻ bị sốt xuất huyết
Vào những ngày hè oi nóng cũng là điều kiện khiến bệnh sốt xuất huyết tăng mạnh và đối tượng dễ bị lây nhiễm nhất là trẻ nhỏ do sức đề kháng của trẻ còn rất yếu. Vậy làm thế nào để nhận biết bệnh sốt xuất huyết cũng như nguyên nhân và cách phòng tránh?
Sốt xuất huyết là bệnh gì?
Theo ý kiến của các bác sĩ thì sốt xuất huyết là bệnh do siêu vi trùng Dengue gây ra. Đây là 1 bệnh truyền nhiễm cấp tính và lây lan chủ yếu do loại muỗi vằn hút máu từ người mắc bệnh truyền sang người lành. Loại muỗi vằn này thường ở trong nhà, trong các góc tối tăm và các nơi ẩm thấp, thường hoạt động cả ban ngày lẫn ban đêm.
Dấu hiệu nhận biết khi trẻ bị sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết không trừ bất kỳ ai, tuy nhiên với trẻ từ 3 đến 10 tuổi là đối tượng dễ mắc bệnh nhất. Với trẻ nhỏ, bệnh thường có một số biểu hiện như sau:
Dấu hiệu nhận biết khi trẻ bị sốt xuất huyết như thế nào? |
+ Trẻ thường sốt cao, sốt đột ngột, sốt từ 38 – 39 độ, nhưng thường không đi kèm theo các triệu chứng như ho, sổ mũi.
+ Có dấu hiệu xuất huyết, xuất hiện các chấm đỏ trên mặt, da
+ Trẻ bỗng nhiên bị chảy máu cam
+ Xuất hiện những triệu chúng nôn mửa
+ Bị đi ngoài ra máu
+ Trong một số trường hợp có thể đau bụng, đau dữ dội, đau ở vùng dưới sườn bên phải
+ Xuất hiện những triệu chứng sốt nhẹ, đau đầu, nhức mắt, đau khớp, nhức mỏi toàn thân và cũng có các dấu hiệu xuất huyết.
Chăm sóc cho trẻ khi bị sốt xuất huyết
Khi trẻ bị sốt, hãy hạ sốt cho trẻ
Nếu trẻ bị sốt cao hơn 38 độ C, cho trẻ uống thuốc hạ sốt Paracetamol đơn chất với liều 10-15mg/kg cân nặng, uống lặp lại 4-6 giờ một lần nếu trẻ sốt, lau mát bằng nước ấm để tránh biến chứng sốt cao, gây co giật.
Tuy nhiên, nếu trẻ vẫn không thể hạ sốt được thì hãy đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được điều trị ngay lập tức.
Chế độ dinh dưỡng
Khi trẻ bị sốt xuất huyết, hãy cho trẻ ăn những thứ ăn lỏng, giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hóa như cháo, súp, sữa và nên cho nhiều bữa nhỏ.
Nên cung cấp thêm vitamin các nhóm A, B, C để tăng cường hoạt động chuyển hóa cho cơ thể và tăng cường miễn dịch, sức đề kháng cho cơ thể chống lại bệnh tật.
Cho trẻ uống nhiều nước:
Khi trẻ bị sốt xuất huyết hãy cho trẻ uống nhiều nước hơn bình thường, có thể là nước điện giải Oresol, nước lọc, nước sôi nguội, nước trái cây, nước cam, nước chanh.
Hãy đưa trẻ đến bệnh viện nếu xuất hiện những dấu hiệu như:
Nếu có một trong các dấu hiệu sau cần phải đưa trẻ ngay vào bệnh viện: tay chân lạnh, nằm một chỗ không chơi, bỏ bú, bỏ ăn uống, bau bụng, bị chảy máu cam, máu răng hoặc ói ra máu, tiêu phân đen,…
Khi trẻ bị sốt xuất huyết, không nên làm gì?
Khi phát hiện trẻ bị bệnh, các bậc phụ huyenh tuyệt đối không tự ý cho trẻ uống thuốc mà cần phải đến các cơ sở y tế để được điều trị.
Tuyệt đối không được cạo gió, cắt lễ vì sẽ làm đau và có thể gây chảy máu, nhiễm trùng cho trẻ.
Khi trẻ bị sốt thì tuyệt đối không dùng hạ sốt bằng Aspirin, Ibuprofen vì rất dễ gây xuất huyết nặng hơn.
Không để truyền dịch tại các phòng khám tư hoặc cơ sở y tế không đủ điều kiện vì đã có không ít trường hợp truyền dịch không đúng làm bệnh trở nặng khi chuyển đến bệnh viện thì đã quá trễ không thể cứu sống trẻ.
Phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết ở trẻ nhỏ
1. Không cho trẻ hoạt động dưới các nơi có môi trường tối tăm, ẩm thấp, ao tù nước đọng.
2. Nên sử dụng màn khi đi ngủ
3. Sử dụng một số biện pháp diệt muỗi như: sử dụng bình xịt, thắp nhang muỗi, phun thuốc chống muỗi…
4. Phát quang bụi râm, vệ sinh nơi ở sạch sẽ, thoáng mát và che đậy hay đổ nước chứa trong các chum vại,…
Mẹo chăm bé mọc răng làm bé dễ chịu, mẹ bớt mệt (Làm Mẹ) - (Phunutoday) - Chăm con khi bé mọc răng thật gian nan, nhưng những cách dưới đây có thể giúp cả mẹ và bé đều bớt mệt mỏi. |
Mách mẹ cách giảm đau, hạ sốt cho bé sau tiêm phòng (Làm Mẹ) - (Phunutoday) - Sốt và sưng đau tại chỗ sau tiêm là biểu hiện thường gặp ở trẻ sau tiêm chủng. Bạn hoàn toàn có thể khắc phục với một số cách đơn giản sau. |