Dấu hiệu nhận biết khi trẻ bị viêm amidan

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) - Đối với trẻ nhỏ, viêm amidan là một bệnh khá phổ biến, vậy làm thế nào để có thể nhận biết được viêm amidan ở trẻ nhỏ?

Những dấu hiệu nhận biết khi trẻ bị viêm amidan?

Làm thế nào để nhận biết trẻ bị viêm amidan cũng như cách điều trị bệnh ra sao là câu hỏi của rất nhiều các bậc phụ huynh khi có trẻ nhỏ. Vậy để có thể giải đáp được những thắc mắc này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu những thông tin dưới đây nhé.

Viêm amidan ở trẻ nhỏ là gì?

Amidan chính là cơ quan bảo vệ cơ thể chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn. Amidan rất cần thiết trong hệ miễn dịch và là nơi tiệt trùng cho cơ thể mạnh nhất so với các cơ quan cùng nhóm.

Amidan hình thành tuyến miễn cách diệt các vi khuẩn khi chúng xâm nhập vào cơ thể qua đường miệng và đường hô hấp. Tuy nhiên khi cơ thể phải chống lại các vi khuẩn bên ngoài xâm nhập vào cơ thể, bản thân amidan có thể sẽ sưng lên và bị nhiễm trùng.

Những biểu hiện khi trẻ bị viêm amidan?

+ Nếu trẻ tự nhiên bị ngủ ngáy cần cho trẻ đi khám amidan, vì nếu để kéo dài sẽ có nguy cơ bị các cơn ngừng thở khi ngủ.

+ Nếu trẻ ngủ ngáy to, thở bằng mồm mãn tính, hay thức giấc trong đêm, mệt mỏi, đái dầm, học lực kém… thì các bậc phụ huynh cũng cần phải chú ý hơn nếu không bếnh sẽ có nguy cơ bị nặng hơn.

Mô tả ảnh.
Khi trẻ bị viêm amidan cần phải chăm sóc trẻ như thế nào?

+ Trẻ phát âm như giọng mũi hoặc khó khăn khi phát âm cần phải khám amidan ngay lập tức.

+ Amidan của trẻ quá to có thể làm trẻ nuốt vướng, khó ăn, ăn uống chậm chạp hàng giờ mới xong bữa cơm, khiến trẻ cảm thấy chán ăn và rất đau khi nuốt. Do vậy mà các mẹ nên chú ý khi bé kêu đau họng.

+ Khi bị viêm amidan, trẻ thường có hơi thở hôi, ho về đêm, ho khan kéo dài.

+ Trẻ có cảm giác khó chịu, rát họng hoặc cảm giác vướng mắc như có dị vật ở họng hoặc nhói đau khi nuốt.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ bị viêm amidan?

1. Do chuyển đổi thời tiết:

Giao mùa và thời tiết lạnh là lúc đường hô hấp dễ bị nhiễm khuẩn và amidan phải phòng vệ để bảo vệ cho đường hô hấp nên amidan sẽ có thể bị nhiễm trùng và sưng to lên.

2. Vệ sinh không sạch sẽ:

Nếu trẻ giữ vệ sinh không sạch sau khi chơi thì vi khuẩn sẽ vào họng ồ ạt, amidan phải làm việc hết công suất để tiêu diệt được số vi khuẩn to lớn này nên amidan cũng có thể viêm nhiễm và sưng tấy.

3. Trẻ không thường xuyên đánh răng súc miệng sau khi ăn thì các vi khuẩn tại amidan sẽ làm cho cơ quan này viêm nhiễm.

Phòng ngừa viêm amidan cho trẻ

+ Giữ gìn vệ sinh răng miệng và vệ sinh đường hô hấp trên (các mẹ có thể dùng nước muối sinh lý NaCl 9% để làm vệ sinh mũi và dụng cụ hút mũi cho trẻ khi bé bị sổ mũi).

+ Tránh để cho trẻ đưa tay vào miệng, hạn chế chơi và thổi bong bóng.

+ Khi chuyển giao mùa nên giữ cho trẻ đủ ấm cũng quan trọng không kém, đặc biệt là giữ ấm cổ và tay chân.

+ Không nên để trẻ ở trong phòng có máy điều hòa nhiệt độ với nhiệt độ quá thấp ( chế độ phù hợp đối với trẻ là 25oC – 28oC).

+ Hãy để trẻ tránh xa môi trường khói thuốc và bụi bẩn.

+ Nên hạn chế cho trẻ ăn các thức ăn lấy trực tiếp ra từ tủ lạnh như trái cây, yaourt, kem… Tuyệt đối không nên cho trẻ ăn và uống thực phẩm chung với đá lạnh nếu trẻ có các bệnh tiền sử về đường hô hấp.

Mách mẹ cách giảm đau, hạ sốt cho bé sau tiêm phòng
Mách mẹ cách giảm đau, hạ sốt cho bé sau tiêm phòng
(Làm Mẹ) - (Phunutoday) - Sốt và sưng đau tại chỗ sau tiêm là biểu hiện thường gặp ở trẻ sau tiêm chủng. Bạn hoàn toàn có thể khắc phục với một số cách đơn giản sau.
Tiêm phòng cúm mấy tháng trước khi mang thai?
Tiêm phòng cúm mấy tháng trước khi mang thai?
(Làm Mẹ) - (Phunutoday) - Cảm cúm khi mang thai luôn là một sự lo lắng với các mẹ bầu chỉnh bởi vậy tiêm phòng cúm mấy tháng trước khi mang thai là câu hỏi rất được quan t
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn