Sương mù não là cảm giác khi suy nghĩ của bạn thường chậm và hay quên, những suy nghĩ có thể cảm giác như ngay trên đầu lưỡi nhưng không thể tập trung, không thể diễn đạt được.
Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến hội chứng sương mù não như căng thẳng, thiếu ngủ, thay đổi hormone do chu kỳ kinh nguyệt hoặc mang thai, chế độ ăn không hợp lý, suy giảm lượng vitamin B12, sử dụng thuốc, các vấn đề về sức khỏe như trầm cảm, tiểu đường, triệu chứng Sjogren, đau nửa đầu, các vấn đề về tuyến giáp, mất nước, hóa trị.
Gần đây hội chứng ngày được ghi nhận nhiều ở những người từng mắc Covid-19. Nguyên nhân có thể là do viêm não. Virus phá hủy rào cản ngăn dị vật xâm nhập vào não, từ đó gây ra tình trạng viêm.
Những người mắc phải hội chứng sương mù não hậu Covid-19 thường gặp phải tình trạng như:
- Bước vào một căn phòng và quên mất lý do tại sao mình ở đó.
- Khó nghĩ ra từ đúng.
- Khó nhớ những gì mình vừa đọc.
- Mất thời gian hơn để hoàn thành nhiệm vụ nào đó.
- Quên các bước khi nấu ăn.
- Quên những gì mình đang làm sau khi trở nên mất tập trung.
Để cải thiện chứng sương mù não tại nhà bạn có thể áp dụng các biện pháp này.
Thực hiện chế độ ăn Địa Trung Hải
Theo một nghiên cứu, những người trưởng thành ăn cá, rau và hoa quả, đậu, các loại hạt, ngũ cốc nguyên hạt và dầu oliu tăng khả năng nhớ của não bộ hơn những người ăn ít các loại thực phẩm này. Cá hồi rất giàu vitamin B12, vô cùng cần thiết cho chức năng của nơ-ron. Bên cạnh đó, axit béo omega-3 trong cá cũng có thể tăng cường khả năng tập trung và đẩy mạnh tốc độ suy nghĩ ở những người suy giảm nhận thức nhẹ. Thực phẩm giàu chất chống oxy hóa cũng hỗ trợ việc luyện tập cho não bộ.
Ngủ nhiều hơn
Ngủ đủ giấc sẽ giúp tăng khả năng tập trung và duy trì sự chú ý. Nếu khó ngủ, bạn cần tập luyện bằng cách thư giãn, giảm sử dụng các thiết bị điện tử để tránh các hormone thần kinh bị kích thích do ảnh hưởng từ ánh sáng xanh.
Duy trì hoạt động
Vận động sẽ giúp bạn tỉnh táo bởi nó tăng cường máu và oxy đến não, tăng cường giấc ngủ và giảm bớt các nguy cơ sức khỏe có thể làm hoạt động trí não không linh hoạt.
Theo nghiên cứu, mỗi 10 phút đi bộ sẽ thúc đẩy trí não, khả năng tập trung và phản ứng nhanh khi làm việc. Mỗi tuần nên vận động trung bình khoảng 150 phút.
Ăn nhiều protein
Hãy tránh xa các bữa ăn chứa nhiều carbohydrate và các loại thức ăn vặt để chống lại các sự cố về năng lượng, bởi chúng có thể ngăn chặn các hoạt động cảnh báo đến các tế bào thần kinh trong não.
Lựa chọn các thực phẩm giàu protein, có chứa ít axit amin sẽ giúp kích thích các tế bào thần kinh hoạt động tốt. Ngoài ra, uống đủ nước và ngủ trưa khoảng 10 đến 20 phút mỗi ngày đều có thể giúp việc nhận thức trở nên tốt hơn.
Cân nhắc sử dụng dầu hương thảo
Theo một số nghiên cứu, mùi hương của tinh dầu hương thảo có thể tăng hiệu suất trong các nhiệm vụ cần tính toán của não bộ. Nhiều chuyên gia đã khuyến khích mọi người sử dụng thử bởi không tìm thấy các bằng chứng gây hại cho sức khỏe của loại sản phẩm này.
Tác giả: Trần Thu Thủy
-
Hội chứng "sương mù não" liên quan tới bệnh nhân Covid -19 nguy hiểm như thế nào?
-
Nghiên cứu mới: Các F0 có thể bị giảm trí thông minh, 'sương mù não' gây suy giảm nhận thức
-
2 di chứng nặng nề nhất ở phổi mà F0 có thể gặp: Phổi trắng tinh nếu phát hiện muộn
-
F0 khỏi bệnh không được chủ quan: Chuyên gia chỉ ra 10 biến chứng nguy hiểm và cách xử lý
-
F0 không có triệu chứng, phổi vẫn trắng xoá sau khi âm tính: Khỏi rồi mới bắt đầu chuỗi ngày mệt mỏi