Giao hợp đau (dyspareunia) là tình trạng giao hợp gây đau, dù chủ yếu ở vợ nhưng cũng ảnh hưởng đến chồng. Đau khi giao hợp ở vợ có thể là đau âm đạo, cổ tử cung, tử cung hay bàng quang. Còn ở chồng thì đau ở dương vật, ở tuyến tiền liệt hoặc túi tinh khi xuất tinh. Đối với cả hai giới thì đau có thể xảy ra trước, trong và sau khi giao hợp.
Nhiều trường hợp đau khi quan hệ |
Nguyên nhân đau khi quan hệ
Viêm lông vùng kín
Đôi khi vùng lông bikini bị viêm hoặc mọc ngược có thể nổi mụn khiến bạn khó chịu và gây đau khi có sự ma sát lúc quan hệ. Nếu bạn đang ở trong tình trạng này, hãy sử dụng các loại kem làm mềm da, dịu nhẹ da và chờ đợi hiện tượng viêm lang nông giảm bớt để không còn gây đau.
Quan hệ tình dục sai vị trí
Bạn được biết về rất nhiều tư thế, vị trí và cảm thấy nó thật táo bạo, muốn áp dụng vào đời sống chăn gối của hai vợ chồng, nhưng hãy lưu ý, không phải thứ gì bạn nhìn thấy trên tranh ảnh, hoặc nghe mô tả cũng phù hợp với thể trạng của chính mình.
Nếu vợ chồng bạn đang thử một tư thế mà bạn cảm thấy quá đau đớn khi bắt đầu, tốt nhất hãy nói ra với đối phương để dừng lại nếu không muốn phải đối diện với những hậu quả đáng tiếc.
Rối loạn chức năng tình dục
Mặc dù điều này không phải quá phổ biến nhưng một số phụ nữ (thường là ở độ tuổi thiếu niên hoặc 20 tuổi) hay gặp một số vấn đề rối loạn được gọi là co thắt âm đạo. Các cơ âm đạo co thắt bất giác trong quá trình quan hệ tình dục và làm cho sự xâm nhập trở nên đau đớn.
Ngoài ra, việc đau khi quan hệ cũng có thể là do các sợ thần kinh xung quanh âm hộ bị tác động. Rất may những điều này hoàn toàn có thể được khắc phục thông qua việc sử dụng thuốc và giảm đau.
Kích cỡ của hai bên không tương thích
Khi đối tác nam giới có “cậu nhỏ” tương đối lớn, “bộ phận” của đôi bên không tương thích về kích cỡ sẽ gây đau khi có quan hệ tình dục. “Cậu nhỏ” quá khủng, khi xâm nhập sẽ làm cho nữ giới rất đau và điều này chỉ có thể giảm đi phần nào khi phụ nữ được kích thích đủ độ.
Xử trí giao hợp đau
Khi cảm thấy bị đau khi giao hợp, người nữ cần hỏi ý kiến thầy thuốc. Nhiều khi cảm giác đau đó là dấu hiệu ban đầu của một bệnh thực thể, cần theo dõi thường xuyên. Ví dụ, rất có thể bị nhiễm khuẩn âm đạo và chỉ cảm thấy đau khi giao hợp. Nếu không giao hợp, có lẽ người phụ nữ không bao giờ biết mình bị nhiễm khuẩn âm đạo. Với những rối loạn chức năng tình dục bàn ở trên, các phương pháp điều trị nội khoa và ngoại khoa là những can thiệp hiệu quả nhất. Tuy nhiên, liệu pháp tâm lý cũng có những giá trị của nó, không nên bỏ qua khi chứng giao hợp đau có nguốn gốc là những vấn đề tình cảm và tâm lý như trạng thái lo hãi, khiếp sợ do một hoàn cảnh nào đó đã xảy ra trong cuộc đời người bệnh.
>Có biểu hiện này trong kỳ kinh nguyệt cần đi khám cấp tốc (Sức khỏe) - (Phunutoday) - Biểu hiện trong ngày đèn đỏ không đi khám gấp bạn hối không kịp - cần chú ý gấp. |
>Những thực phẩm cấm ăn trước khi "yêu" - ai cũng phải biết (Sức khỏe) - (Phunutoday) - Những thực phẩm cấm ăn trước khi "yêu" - ai cũng phải biết các bạn cần chú ý ngay! |
>Tuyệt chiêu để chàng luôn "khao khát yêu" bạn (Sức khỏe) - (Phunutoday) - Tuyệt chiêu cách hút hồn chàng để "chạy lên trời cũng không thoát - muốn cuộc hôn nhân hoàn mỹ đôi nào cũng cần nắm rõ. |
Tác giả: Bùi Thị Phương