Bụng sôi chính là âm thành phát ra từ dạ dày, âm thanh này khá bình thường, người khỏe mạnh cũng có thể phát ra âm thanh này từ 4 - 5 lần mỗi phút. Tuy nhiên, khi thấy âm thanh này kéo dài trên 10 lần trong 1 phút với âm lượng tương đối lớn thì bạn cần chú ý.
Dưới đây là 4 căn bệnh mà bạn có thể đang mắc phải khi gặp tình trạng trên.
Khó tiêu
Nếu không có các triệu chứng khó chịu khác mà chỉ thỉnh thoảng mới có tiếng rên rỉ trong bụng thì đây có thể là do chứng khó tiêu gây nên.
Khi đường tiêu hóa tạo ra quá nhiều khí để tống ra ngoài thì âm thanh rên rỉ trong dạ dày sẽ phát ra. Ngoài ra, người mắc hội chứng ruột kích thích hoặc bị chuột rút cũng có thể khiến cơ thể không hấp thụ được đường lactose và gây ra âm thanh ở vùng bụng.
Viêm dạ dày ruột cấp tính
Khi nhu động tiêu hóa tăng cao thì những tiếng kêu liên tục ở vùng bụng sẽ xuất hiện. Tuy âm thanh không lớn lắm nhưng có thể cảm nhận được rõ ràng cử động của dạ dày. Lúc này, có thể là bạn đang mắc viêm dạ dày ruột cấp tính hoặc bị xuất huyết tiêu hóa.
Nhìn chung, viêm dạ dày ruột cấp tính sẽ kèm theo đau bụng trên, buồn nôn, nôn, chướng bụng… và xuất huyết tiêu hóa sẽ gây ra các triệu chứng như đại tiện ra phân đen, hồi hộp, lo lắng...
Tắc ruột
Khi số lần ợ hơi tăng lên đáng kể và âm thanh bụng dần to hơn thì chứng tỏ đường ruột hoạt động không trơn tru. Đây có thể là triệu chứng của tắc ruột.
Tắc ruột cũng dễ gây đau bụng, chướng bụng, buồn nôn và nôn. Bệnh này phát triển nhanh và có thể nguy hiểm đến tính mạng nên cần hết sức lưu ý.
Ruột kích thích
Đầy hơi thường kèm với sôi bụng, có khi cuộn ruột thành từng đoạn cứng và đau, xoa day một lúc hoặc để tự nhiên cũng mất đi hoặc đoạn cứng di chuyển sang chỗ khác. Một số trường hợp có cảm giác nóng ở ổ bụng.
Phần lớn người bệnh bị hội chứng ruột kích thích thường có trạng thái thần kinh không ổn định, dễ nhạy cảm, hay lo nghĩ hồi hộp, ra nhiều mồ hôi chân tay vào mùa đông, có đau đầu theo thời tiết, ở nữ đau bụng khi hành kinh.
Ngoài ra cũng có trường hợp bị bụng sôi sinh lý.
Hiện tượng này thường xuất hiện khi bụng đói, không kèm theo các triệu chứng đau bụng, chướng bụng, không cảm thấy chán ăn, mệt mỏi.
Cách xử lý khi bị sôi bụng liên tục
Thay đổi chế độ ăn uống
Trước hết cần hạn chế các thức ăn có thể sản sinh nhiều hơi như bắp cải, cải xoăn, cải xoong… Các thực phẩm có ủ men như bánh bao, bánh mì. Bên cạnh đó, cũng không nên dùng nhiều bánh kẹo ngọt, hoa quả chín quá ngọt…
Nên bổ sung nhiều rau xanh và các thực phẩm có tác dụng chống đầy hơi chướng bụng như tỏi. Bổ sung nhiều hoa quả tươi như chuối, táo, lê, bưởi và đặc biệt là sữa chua để hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
Chườm ấm
Người bệnh có thể dùng túi chườm nóng chuyên dụng, lọ thủy tinh chứa nước ấm hoặc thấm nước ấm vào khăn mềm sạch chườm lên rốn, bẹ sườn phải hoặc khắp vùng bụng. Thực hiện trong 5-10 phút, khoảng 2-3 lần/ngày sẽ giúp bụng thoải mái hơn.
Xoa bóp, massage bụng
Để massage bụng hiệu quả, trước hết người bệnh cần làm ấm lòng bàn tay sau đó nhẹ nhàng áp lên bụng rồi xoa nhẹ nhàng theo chiều kim đồng hồ. Trước tiên xoa bóp ở vùng rốn rồi lan dần ra khắp bụng cho đến khi ợ hơi hoặc cảm thấy bụng dễ chịu hơn thì dừng. Có thể thoa ít dầu nóng lên tay trước khi massage để tăng hiệu quả.
Mẹo dân gian chữa bụng sôi
Chữa sôi bụng bằng củ riềng
Trong Đông y, riềng có tính ấm, có công dụng hỗ trợ xử lý các bệnh về đường tiêu hóa, đặc biệt là viêm đại tràng kèm các triệu chứng sôi bụng, đau bụng, đi ngoài… Cách chữa như sau:
Lấy 1 củ riềng tươi cạo vỏ, rửa sạch, sau đó xay thành bột
Trộn 1 thìa bột riềng với mật ong, ngày uống 3 lần sau bữa ăn
Gừng tươi
Gừng tươi có vị cay tính ấm, thường được sử dụng để kích thích tiêu hóa, tăng cường tuần hoàn máu, hỗ trợ giảm đầy hơi, chướng bụng, sôi bụng. Cách chữa bằng gừng tươi như sau:
Cách 1: Xắt gừng tươi thành lát cho vào nước ấm, thêm vài giọt tinh dầu bạc hà rồi uống từng ngụm nhỏ. Thực hiện vào mỗi buổi sáng.
Cách 2: Lấy 3 lát gừng trộn cùng 1 thìa mật ong và 2 thìa nước cốt chanh. Khuấy đều với nước ấm và uống vào mỗi sáng.
Tác giả: Vũ Ngọc
-
5 loại nước ép vừa ngon vừa bổ lại giúp giảm đau bụng kinh nhanh chóng
-
Tới kỳ kinh đau bụng, xanh xao: Uống loại nước này giảm đau tận gốc, da dẻ hồng hào trở lại
-
Người phụ nữ 28 tuổi mắc bệnh nan y: BS cảnh báo 2 loại thực phẩm không nên tiết kiệm
-
6 loại quả phụ nữ không nên ăn trong kỳ "rụng dâu", gây lạnh tử cung, đau lưng, đau bụng nhiều hơn
-
5 loại nước "đánh bay" cơn đau bụng ngày đèn đỏ, da mịn màng hơn: Chị em nên ghim lại ngay!