Căn cứ Điều 4 Nghị định 03/2021/NĐ-CP quy định về nguyên tắc tham gia bảo hiểm như sau:
"Điều 4. Nguyên tắc tham gia bảo hiểm
1. Doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm triển khai Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới theo điều kiện, mức phí bảo hiểm, mức trách nhiệm bảo hiểm quy định tại Nghị định này.
2. Đối với mỗi xe cơ giới, trách nhiệm bồi thường bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới chỉ phát sinh theo một hợp đồng bảo hiểm duy nhất.
3. Ngoài việc tham gia hợp đồng bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới theo điều kiện, mức phí bảo hiểm, mức trách nhiệm bảo hiểm quy định tại Nghị định này, chủ xe cơ giới và doanh nghiệp bảo hiểm có thể thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm về mở rộng điều kiện bảo hiểm, mức trách nhiệm bảo hiểm tăng thêm và mức phí bảo hiểm bổ sung tương ứng.
Trong trường hợp này, doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm tách riêng phần bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới trong Giấy chứng nhận bảo hiểm."
Như vậy có thể thấy bảo hiểm xe máy có 2 loại, một là bảo hiểm xe máy bắt buộc và hai là bảo hiểm xe máy tự nguyện.
Mức phí cho bảo hiểm xe máy là bao nhiêu?
Theo Điều 3 Thông tư 04/2021/TT-BTC quy định về mức phí cho bảo hiểm xe máy như sau:
“Điều 3. Phí bảo hiểm
Xe máy dưới 50cc, xe máy điện là 55.000 đồng;
- Xe máy trên 50cc là 60.000 đồng;
- Các loại xe gắn máy còn lại: 290.000 đồng.
Lưu ý: các mức phí trên chưa bao gồm phí VAT 10%
Mức đền bù của bảo hiểm xe máy khi có thiệt hại về người và của là bao nhiêu?
Căn cứ Điều 4 Thông tư 04/2021/TT-BTC quy định về mức trách nhiệm bảo hiểm như sau:
"Điều 4. Mức trách nhiệm bảo hiểm
1. Mức trách nhiệm bảo hiểm đối với thiệt hại về sức khỏe, tính mạng do xe cơ giới gây ra là một trăm năm mươi (150) triệu đồng cho một người trong một vụ tai nạn.
2. Mức trách nhiệm bảo hiểm đối với thiệt hại về tài sản:
a) Do xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe có kết cấu tương tự theo quy định của Luật Giao thông đường bộ gây ra là năm mươi (50) triệu đồng trong một vụ tai nạn.
b) Do xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe máy chuyên dùng theo quy định của Luật Giao thông đường bộ gây ra là một trăm (100) triệu đồng trong một vụ tai nạn."
Như vậy tùy từng trường hợp mà mức đền bù thiệt hại sẽ khác nhau, nhưng mức đền bù tối đa cho mỗi trường hợp là mức đền bù đã được nêu tại Điều 4 đã nêu trên. Cần lưu ý đây là số tiền tối đa mà doanh nghiệp bảo hiểm có thể phải trả đối với thiệt hại về sức khỏe, tính mạng và tài sản của bên thứ ba và hành khách do xe cơ giới gây ra trong mỗi vụ tai nạn xảy ra thuộc phạm vi bồi thường thiệt hại.
Mức phí đền bù tại Điều 4 Thông tư 04/2021/TT/BTC là cho loại bảo hiểm xe bắt buộc; còn đối với loại bảo hiểm xe máy tự nguyện hay còn gọi là Bảo hiểm tai nạn người ngồi trên xe thì đây là một loại bảo hiểm khác do người mua và bên công ty bán bảo hiểm thoả thuận với nhau. Nếu khi có xảy ra tai nạn giao thông thì mức bồi thường như thế nào sẽ căn cứ vào quy định của công ty bảo hiểm này và còn tuỳ thuộc vào số tiền mình mua bảo hiểm là bao nhiêu - bảo hiểm cho người ngồi trên xe chứ không bảo hiểm tài sản. Cho nên phải còn phụ thuộc vào phía công ty bán bảo hiểm này nữa.
Có bắt buộc mang theo bảo hiểm xe máy khi lái xe?
Theo Điều 58 Luật Giao thông đường bộ 2008 thì các điều kiện cần thiết của người lái xe tham gia giao thông được quy định như sau:
"Điều 58. Điều kiện của người lái xe tham gia giao thông
1. Người lái xe tham gia giao thông phải đủ độ tuổi, sức khoẻ quy định tại Điều 60 của Luật này và có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe được phép điều khiển do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
Người tập lái xe ô tô khi tham gia giao thông phải thực hành trên xe tập lái và có giáo viên bảo trợ tay lái.
2. Người lái xe khi điều khiển phương tiện phải mang theo các giấy tờ sau:
a) Đăng ký xe;
b) Giấy phép lái xe đối với người điều khiển xe cơ giới quy định tại Điều 59 của Luật này;
c) Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới quy định tại Điều 55 của Luật này;
d) Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới."
Như vậy, khi tham gia giao thông (lái xe) thì người điều khiển xe phải mang theo bảo hiểm xe máy.
Không đem theo bảo hiểm xe máy khi đi trên đường thì bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ điểm a khoản 2 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 11 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) thì không đem theo bảo hiểm xe máy khi đi trên đường thì bị xử phạt hành chính, cụ thể:
"Điều 21. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới...2. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy không có hoặc không mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực;
b) Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy không mang theo Giấy đăng ký xe;
c) Người điều khiển xe mô tô và các loại xe tương tự xe mô tô không mang theo Giấy phép lái xe, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 5, điểm c khoản 7 Điều này...."Như vậy, đối với hành vi không mang theo bảo hiểm xe máy khi đi trên đường sẽ bị xử phạt lên đến 200.000 đồng. Công an xử phạt bạn như vậy là sai theo quy định của pháp luật.
Không đem bảo hiểm xe máy khi đi đường có bị hốt xe máy hay không?Theo quy định tại khoản 10 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 11 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) có quy định như sau:
"Điều 21. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới...10. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a, điểm c khoản 5; điểm b, điểm d khoản 7; điểm c khoản 8; điểm b khoản 9 Điều này còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tịch thu Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa, Giấy phép lái xe không hợp lệ;
b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 5, điểm d khoản 7, điểm c khoản 8 bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe được cấp mới nhất trong hệ thống thông tin quản lý Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.”
VCCI đề xuất bỏ bảo hiểm bắt buộc đối với xe máy
VCCI vừa gửi tới Bộ Tài chính nội dung góp ý dự thảo nghị định quy định về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới; bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc; bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng, vừa được .
Theo VCCI, trong các loại bảo hiểm bắt buộc này thì bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe máy trên thực tế không mang lại nhiều lợi ích cho xã hội.
Dẫn chứng là, sau hơn 10 năm triển khai Nghị định 103/2008, tỉ lệ chi trả bảo hiểm trách nhiệm dân sự với xe máy vẫn ở mức rất thấp, chỉ gần 6% năm 2019. Các cơ quan bảo hiểm nhờ quy định bắt buộc này mà thu về 765 tỉ doanh thu từ phí bảo hiểm của chủ xe, nhưng chi trả bảo hiểm chỉ ở mức 45 tỉ đồng.
Con số cũng như tỉ lệ này thấp hơn rất nhiều các loại bảo hiểm bắt buộc khác, trong đó chi trả bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe ô tô là khoảng 33%, cháy nổ là 31% - tính trên phí bảo hiểm thu được.
Bảo hiểm có ưu điểm là chi trả nhanh hơn đối với người bị tai nạn và giảm áp lực tài chính đối với người phải bồi thường. Tuy nhiên, với 45 tỉ đồng và tỷ lệ chi trả ít ỏi 6%, thì theo VCCI, rất khó có thể thuyết phục rằng lợi ích mang lại từ khoản tiền bồi thường này lớn hơn chi phí xã hội phải bỏ ra mua bảo hiểm xe máy khoảng 765 tỉ đồng.
Như vậy, nhìn về mặt tổng lợi ích cho xã hội, bảo hiểm bắt buộc với xe máy không bảo đảm nguyên tắc lợi ích lớn hơn chi phí.
Tác giả: Vũ Ngọc
-
Sẽ bỏ bảo hiểm bắt buộc với xe máy?
-
13 trường hợp cán bộ, công chức, viên chức thuộc diện tinh giản biên chế hàng năm
-
4 nghề phù hợp với người sau 40 tuổi tìm việc: Thu nhập tốt, đủ trang trải cuộc sống
-
Hôm nay diễn ra nguyệt thực toàn phần cuối cùng trong năm: Làm sao quan sát được tại Việt Nam?
-
8 đối tượng được nhận trợ cấp xã hội hàng tháng, là những ai?