Khi nhắc đến Truyện Kiều của Nguyễn Du, có một nhân vật quan trọng xuất hiện trong cuộc đời nàng Kiều và để lại nhiều ấn tượng cho người đọc, đó chính là Hoạn Thư. Không phải ai cũng biết rõ về nhân vật này nhưng khi nhắc đến chuyện ghen tuông trong tình yêu, người ta lại ví von nó bằng 4 chứ "ghen như Hoạn Thư". Xung quanh nhân vật này cũng có nhiều tranh cãi. Người cho rằng Hoạn Thư mưu mô, độc ác cũng có người cho rằng Hoạn Thư thông minh chỉ là nạn nhân của chế độ đa thê thời phong kiến.
Không ít người sẽ phải ngạc nhiên khi biết rằng Hoạn Thư không đánh ghen theo kiểu làm ầm ĩ, làm lớn chuyện cho cả thiên hạ đều biết. Hoạn Thư ghen tuông như kiểu mặt hồ phẳng lặng nhưng bên dưới là hàng loạt cơn sóng ngầm đang cuồn cuộn gào thét. Cách xử lý cơn ghen của Hoạn Thư vô cùng cao tay. Cuộc đánh ghen của nàng ta được cho là nhân từ, độ lượng và trí tuệ.
Cách đánh ghen của Hoạn Thư
- Biết thân phận cao quý nên không dại rước tiếng ghen vào mình
Nói về nhân vật Hoạn Thư, câu thơ thứ 1529 và 1530 trong Truyện Kiều kể rằng: "Vốn dòng họ Hoạn danh gia/Con quan Lại bộ tên là Hoạn thư".
Dân gian gắn liền Hoạn Thư với hình ảnh của người phụ nữ ghen tuông. Trên thực tế, trong Truyện Kiều, nàng là tiểu thư xuất thân danh giá nên hành động có chuẩn mực nhất định, luôn giữ danh tiếng, bảo vệ gia đình. Trong Đoạn Trường Tân Thanh (Truyện Kiểu), Hoạn Thư giữ tâm niệm: "Dại gì chẳng giữ lấy nền/ Hay gì mà được tiếng ghen vào mình".
Thời phong kiến, chuyện người chồng năm thê bảy thiếp không phải điều xa lạ. Ban đầu, Hoạn Thư vốn không ghét Kiều nhưng Thúc Sinh lại lén lút qua lại với Kiều sau lưng vợ dẫn đến tình huống: "Từ khi vườn mới thêm hoa/ Miệng người đã lắm, tin nhà thì không". Lời bàn ra tán vào của thiên hạ chắc chắn sẽ làm chính thất không thể ngồi yên.
- Cho chồng cơ hội thanh minh
Thúy Kiều dặn dõ Thúc Sinh rằng chàng ta phải về xin phép chính thất để mình đường đường chính chính trở thành vợ lẽ nhưng chàng ta không làm. Nếu Thúc Sinh hỏi bà cả cho đúng phép tắc, có lẽ đã chẳng có cơn ghen sau đó.
Hoạn Thư biết rõ chuyện của Thúc Sinh với Thúy Kiều và chấp nhận cho chồng cơ hội thanh minh. Tuy nhiên, chàng ta là kẻ nhu nhược, hèn nhát nên không nhận: "Nghĩ đà bưng kín miệng bình/ Nào ai có khảo mà mình lại xưng?/ Những là e ấp dùng dằng/ Rút dây sợ nữa động rừng lại thôi".
Hoạn Thư đã nói bóng nói gió, cho chồng cơ hội tự khai nhưng chàng ta không làm. Điều này cũng chạm tới giới hạn của nàng.
- Đánh ghen bài bản nhưng không triệt đường sống của tình địch
Hoạn Thư bắt cóc Thúy Kiều về làm người hầu rồi đốt nhà, lấy xác thế thân để Thúc Sinh nghĩ Kiều bỏ mạng trong đang cháy và Hoạn Thư là người độc ác. Thực tế, Kiều được đưua về nhà Hoạn bà làm người hầu.
Tuy nhiên, Hoạn Thư là người có quyền, có tiền, muốn tiêu diệt Kiều không cần phải phức tạp như thế. Nàng còn phải giữ danh tiếng cho chồng, danh tiếng của mình.
Việc Hoạn Thư để Kiều về nhà mẹ để là Hoạn bà học phép tắc của người hầu là chiêu khẳng định vị trí độc tôn của Hoạn Thư trong nhà. Điều này chắc chắn có tác động mạnh mẽ tới tâm tư tình cảm của Kiều.
- Chiêu dằn mặt chồng cao tay
Hoạn Thư nuôi nhân tình của chồng trong nhà mình và để anh ta đau khổ trong suốt một thời gian dài.
Khoảng 1 năm trời, Thúc Sinh cứ nghĩ Kiều đã mất trong đám cháy. Cảm xúc vừa mới nguôi ngoai, Thúc Sinh trở về nhà, hàn huyên với vợ thì Hoạn Thư lại tặng chồng một món quà bất ngờ.
Trong tiệc tẩy trần Hoạn Thư dành tặng Thúc Sinh, người hầu rượu chính là Kiều: "Vợ chồng chén tạc chén thù/ Bắt nàng đứng chực trì hồ hai nơi/ Bắt khoan bắt nhặt đến lời/ Bắt quỳ tận mặt, bắt mời tận tay".
Không cho chồng từ chối, Thúc sinh đành lòng "chén mời phải ngậm bồ hòn ráo ngay". Nghe tiếng đàn của Kiều như "Bốn dây như khóc như than/ Khiến người trên tiệc cũng tan nát lòng", chàng Thúc chỉ biết "gượng nói gượng cười cho qua".
Hoạn Thư sau này cũng không tiếp tục làm khó kiều mà chấp nhận mong muốn để nàng đi tu. Dù ở vị trí tình địch nhưng Hoạn Thư vẫn có những lời khen ngợi cho tài hoa của Thúy Kiều: "Khen rằng bút pháp đã tinh/ So vào với thiếp Lan đình nào thua/ Tiếc thay lưu lạc giang hồ/ Nghìn vàng thực cũng nên mua lấy tài".
Khi Thúy Kiều ra Quan Âm Các, Hoạn Thư chủ động về nhà cha mẹ để xem chồng còn lưu luyến tình cũ không. Lúc này, Thúc Sinh Thúc Sinh khuyên Kiều trốn đi: "Liệu mà xa chạy cao bay/ Ái ân ta có ngần này mà thôi". Nghe được điều này, Hoạn Thư mãn nguyện nên dù biết Kiều lấy trộm chuông vàng khánh bạc cũng không sai người đuổi bắt.
Cái kết của Hoạn Thư
Sau này, Hoạn Thư chính là người đứng đầu danh sách trong cuộc báo ân báo oán của Thúy Kiều nhưng cũng là người được tha một cách dễ dàng.
Hoạn Thư khôn khéo xin tha mạng, nhắc lại những lần nhân từ mà nàng dành cho Kiều, việc nàng làm cũng chỉ để bảo vệ gia đình: "Rằng: Tôi chút dạ đàn bà/ Ghen tuông thì cũng người ta thường tình/ Nghĩ cho khi các viết kinh/ Với khi khỏi cửa dứt tình chẳng theo/ Lòng riêng, riêng cũng kính yêu/ Chồng chung chưa dễ ai chiều được ai/ Trót lòng gây việc chông gai/Còn nhờ lượng bể thương bài nào chăng?".
Suy cho cùng, Thúy Kiều hay Hoạn Thư đều chỉ là nạn nhân của Thúc Sinh - gã đàn ông đớn hèn, nhu nhược, chỉ biết hưởng thụ, lảng tránh, không dám lên tiếng, không dám bảo vệ người mình yêu.
Tác giả: Thanh Huyền
-
4 tháng cuối năm được ăn lộc trời: 3 tuổi vượt Vũ Môn, tiền vào ào ào như thác đổ
-
Đặt tên con 3 chữ hay 4 chữ tốt hơn? Tên 3 chữ, 4 chữ ảnh hưởng thế nào đến tương lai của bé?
-
Tử vi ngày 28/8, con số may mắn mang lại tài lộc cho 12 cung hoàng đạo
-
Thời tới khó cản: 3 tuổi nhận 'mưa Tiền, biển Lộc' trong tháng 8 âm lịch
-
Từ nay tới Tết Trung Thu: 4 tuổi vơ sạch lộc trời đếm tiền mỏi tay