Khớp xương kêu răng răng rắc, lục cục là dấu hiệu bệnh gì?
Khớp kêu răng rắc khi di chuyển không phải là hiện tượng hiếm gặp. Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra hiện tượng này.
Đầu tiên, đó có thể chỉ là hiện tượng sinh lý bình thường. Ở người còn trẻ tuổi, nhất là còn thiếu niên thì tình trạng trên có thể do sự phát triển không đồng đều của các dây chằng, cân cơ và xương trong thời kỳ đang tăng sức lớn, hệ thống dây chằng, bao khớp và các sụn đầu xương chưa ổn định, khi vận động đột ngột sẽ phát ra những âm thanh có thể nghe thấy. Nếu không thấy đau, hay sưng hoặc có tiền sử bị chấn thương khớp gối thì không đáng lo ngại.
Thứ hai là một số các dị tật xương khớp. Một số trẻ em mắc các bệnh còi xương, các tật về khớp (vòng kiềng, chân cong). Chính các bệnh lý này khiến cho một phần sụn khớp phải hứng chịu toàn bộ sức nặng của cơ thể, bị hủy hoại sớm.
Thứ ba là chấn thương sụn chêm khớp gối, hậu quả là bờ sụn dầy lên, khi lồi cầu dưới xương đùi trượt trên nó tạo nên tiếng kêu.
Một yếu tố khác khiến khớp kêu răng rắc là chứng khô khớp. Đây là nguyên nhân rất phổ biến. Chứng bệnh này thường xảy ra ở người già khi xảy ra quá trình lão hóa sụn.
Nguyên nhân chính gây chứng khô khớp là don tổn thương sụn khớp, tổn thương xương dưới sụn và giảm tiết dịch khớp. Ở một số người cao tuổi có thể các sụn khớp bị bào mòn gây ra hiện tượng rách bao sụn và biến dạng tổ chức sụn.
Sụn khớp ngày càng mỏng đi, nứt nẻ để trơ lại lớp xương nằm bên dưới. Các xương khi không còn lớp sụn bảo vệ sẽ cọ xát vào nhau gây ra tiếng kêu lục cục.
Bên cạnh đó, ngoài lớp sụn, để các vị trí khớp này hoạt động tốt, cần phải có một chất hoạt dịch (hay còn gọi là dịch nhầy, dịch khớp) có tác dụng bôi trơn các đầu khớp xương và sụn. Khi tuổi càng cao, lượng dịch nhầy tiết ra giữa các khớp càng giảm. Điều này khiến các khớp xương kêu lục cục khi vận động.
Có thể phòng ngừa được chứng khô khớp nếu phát hiện sớm nguyên nhân và chữa trị kịp thời.
Nếu khớp xương thường xuyên kêu lục cục kèm theo các triệu chứng khác như sưng, nóng, đỏ khớp, đau khớp, gặp khó khăn khi vận động thì cần phải khám bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán bệnh sớm.
Không nên bẻ ngón chân, ngón tay
Hàng ngày nên tập luyện vận động đúng mức, phù hợp tình trạng sức khỏe, dinh dưỡng nhằm mục đích hạn chế bệnh phát triển. Tránh các tư thế không tốt hay chạm mạnh đến các khớp trong sinh hoạt hàng ngày như ngồi gập gối thường xuyên, khiêng đồ nặng nhiều, nhất là khiêng, vác, bưng bê vật nặng sai tư thế.
Trong sinh hoạt hàng ngày, cần tránh các tư thế ngồi xổm, hạn chế lên xuống cầu thang, tránh ngồi cong vẹo người khi làm việc, xem tivi.
Không nên làm động tác bẻ các ngón tay kêu răng rắc vì sẽ làm chấn thương dây chằng hay mặt khớp.
Để giảm thiểu khả năng bị chứng bệnh khô khớp nên sử dụng thực phẩm có lợi cho xương khớp như tôm, cua, sò, hàu, dầu cá, chất béo omega 3. Bổ sung thêm các chất như vitamin D, B, K, folic acid.
Tác giả: Thanh Huyền
-
Vợ mới của chồng cũ Hồng Nhung tiếp tục lộ vòng 2 lùm xùm, thân hình phát tướng sau nghi vấn mang bầu
-
3 chàng giáp nhìn ngoan hiền nhưng lại dễ ngoại tình nhất năm 2019, chị em hãy cẩn thận kẻo bị chồng "cắm sừng"
-
H'Hen Niê "lột xác" với tóc dài thướt tha tôn lên vẻ dịu dàng, xinh đẹp
-
Vụ phát hiện 2 thi thể trong khối bê tông: Hé lộ tình tiết lạ trên xác nạn nhân
-
3 ngày nữa, 3 con giáp này thức dậy là thấy vàng bạc châu báu, nhà cửa đất đai rộng thẳng cánh cò bay