Rằm tháng Giêng (15 tháng 1 âm lịch) là ngày trăng tròn đầu tiên của năm. Ngày này còn được gọi là Tết Nguyên tiêu, Tết Thượng Nguyên. Dân gian có câu: "Cúng cả năm không bằng Rằm tháng Giêng" để nhấn mạnh tầm quan trọng của ngày này.
Vào ngày Rằm tháng Giêng, gia chủ thường chuẩn bị mâm cỗ cúng để dâng lên thần Phật, tổ tiên.
Năm Quý Mão 2023, Rằm tháng Giêng rơi vào ngày Chủ nhật 5/2/2023.
Ngoài ngày chính Rằm (tức 15 tháng Giêng âm lịch), gia chủ có thể tiến hành lễ cúng vào ngày 14 âm lịch (tức thứ Bảy, 4/2/2023).
Lưu ý, ngoài hai ngày 14 và 15 âm lịch, gia chủ không nên cúng Rằm tháng Giêng vào các ngày khác.
Khung giờ tốt cúng Rằm tháng Giêng
Gia chủ có thể tham khảo khung giờ tốt cúng Rằm tháng Giêng trong hai ngày 14 và 15 âm lịch.
- Ngày 14 tháng Giêng, khung giờ tốt gồm:
Bính Thìn (7h-9h): Tư Mệnh hoàng đạo
Mậu Ngọ (11h-13h): Thanh Long hoàng đạo
Kỷ Mùi (13h-15h): Minh Đường hoàng đạo
Nhâm Tuất (19h-21h): Kim Quỹ hoàng đạo
- Ngày chính Rằm (15 tháng Giêng), khung giờ tốt gồm:
Đinh Mão (5h-7h): Giờ Ngọc Đường hoàng đạo
Canh Ngọ (11h-13h): Giờ Tư Mệnh hoàng đạo
Nhâm Thân (15h-17h): Giờ Thanh Long hoàng đạo
Quý Dậu (17h-19h): Giờ Minh Đường hoàng đạo
Lưu ý, có quan niệm cho rằng khung giờ tốt nhất để cúng Rằm tháng Giêng là giờ Ngọ (11-13h) bởi đây là thời điểm Phật giáng thế, nghiệm chứng cho lòng thành của gia chủ, ban điều lành cho chúng sinh.
Lễ cúng Rằm tháng Giêng có thể làm từ sáng sớm ngày 14/1 âm lịch đến trước 19h ngày 15/1 âm lịch. Người ta tin rằng cúng lễ sau khoảng thời gian này sẽ kém linh.
Mâm cúng Rằm tháng Giêng
Tùy theo phong tục địa phương cũng như điều kiện gia đình mà lễ vật cúng Rằm tháng Giêng có thể khác nhau. Thông thường sẽ có mâm cỗ chay và cỗ mặn. Cỗ chay dùng để cúng Phật còn cỗ mặn dâng cúng gia tiên, thần linh.
Mâm cỗ chay thường có hoa quả, chè, xôi, các món đậu, món xào chay, bánh trôi nước...
Mâm cỗ mặn có thể có nhiều món khác nhau như gà luộc, thịt lợn luộc, canh măng/canh mọc, món xào thập cẩm, giò, xôi gấc/bánh chưng, trái cây, hương hoa vàng mã, đèn/nến, trầu cau, rượu...
Bài cúng Rằm tháng Giêng năm 2023 tại gia
Nam mô A-di-đà Phật! (3 lần, 3 lạy)
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.
Con kính lạy Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Thúc Bá Đệ Huynh, Cô Di, Tỷ Muội họ nội họ ngoại.
Tín chủ (chúng) con là: .................Ngụ tại:............................................
Hôm nay là ngày Rằm tháng Giêng năm Quý Mão, gặp tiết Nguyên tiêu, tín chủ con lòng thành, sửa sang hương đăng, sắm sanh lễ vật, dâng lên trước án. Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài Thần. Cúi xin các ngài linh thiêng nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật. Chúng con kính mời các các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ........... nghe lời khẩn cầu, kính mời của con cháu, giáng về chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật. Tín chủ con lại kính mời Ông bà Tiền chủ, Hậu chủ tại về hưởng lễ vật, chứng giám lòng thành phù hộ độ trì cho gia chung chúng con được vạn sự tôn lành. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng an bình.
Nam mô A-di-đà Phật! (3 lần, 3 lạy)
* Thông tin mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm.
Tác giả: Thanh Huyền
-
Trước Rằm tháng Giêng làm 4 điều này để vận may gõ cửa, cả năm tiêu tiền thả ga
-
Từ Rằm tháng Giêng: 4 tuổi được Tổ Tiên cho lộc, tiền của đổ về đầy túi
-
Từ nay tới Rằm tháng Giêng: 3 con giáp ăn lộc tổ tiên, bước chân ra ngoài là có lộc
-
Định mệnh an bài: 3 tuổi sự nghiệp hanh thông, Tình – Tiền đều khởi sắc sau rằm tháng Giêng
-
Đúng Rằm tháng Giêng, Phật Bà chỉ lối: 3 con giáp hồng phúc vây quanh, ngồi ung dung hưởng lộc