Kinh nghiệm sống quý báu của ông cha ta đã được đúc kết từ ngàn đời truyền lại cho con cháu đời sau. Không chỉ đưa ra những lời khuyên về việc nhìn người, hợp tác kinh doanh mà cổ nhân còn chỉ ra đâu là cách ngủ sai để ta phòng tránh nhằm tìm cách phù hợp cải thiện sức khỏe của mình. Chúng ta có thể rút kinh nghiệm trong việc đảm bảo và duy trì một giấc ngủ ngon, có một cuộc sống lâu dài và khoẻ mạnh.
1. Người ngủ ba giấc, mạng mỏng hơn giấy
Câu nói: “Người ngủ ba giấc, mạng mỏng hơn giấy” để khuyên chúng ta nên tránh bị vướng vào 3 kiểu ngủ sau đây vì đó là nguyên nhân khiến ta bị tổn thọ.
Ngủ nướng
Khi tỉnh dậy sau giấc ngủ dài, rất nhiều người có thói quen nằm ngủ nướng thêm vì cảm thấy mệt, lười không muốn dậy sớm, không muốn bước ra khỏi cái giường yêu quý. Nhưng theo cổ nhân thì không nên duy trì thói quen đại kỵ này bởi có thể gây hại cho sức khỏe. Ngày xưa, tuy chưa có đồng hồ như hiện nay nhưng người xưa cũng đã chia thành 12 canh giờ khác nhau trong ngày. Thời gian thức dậy bình thường là từ 5 giờ - 7 giờ (giờ Mão). Đây là thời điểm mặt trời mọc, người xưa quan niệm thời gian này dương khí cũng tăng dần. Con người thức dậy vào giờ này, đón dương khí, tinh lực vào người sẽ giúp cơ thể khoẻ mạnh, cường tráng, tư tưởng khoan khoái. Ngược lại, nếu thường xuyên dậy muộn thì mất thời gian đẹp nhất trong ngày, khiến cơ thể mệt mỏi, càng ngủ nhiều càng u mê. Cơ thể uể oải thì làm việc gì cũng khó thuận lợi, đầu óc mụ mị, không thể tập trung. Chính vì thế, để giấc ngủ không còn ảnh hưởng xấu tới công việc và cuộc sống thì nên tránh ngủ nướng.
Ngủ đảo
Ngủ đảo ngược có nghĩa là giờ ngủ không giống như những người bình thường. Khi người ta đi ngủ thì mình đi làm và ngược lại người ta làm việc thì mình lại ngủ. Chỉ một giấc ngủ ngon, khoa học mới có thể giúp cơ thể khoẻ mạnh, phục hồi được năng lượng. Thế nhưng không ít người vì lý do công việc mà phải tập thói quen ngủ ngày và cày đêm, thứ mà họ trả giá đó là sức khỏe yếu kém, sức đề kháng giảm. Hiện nay với thời đại công nghiệp hoá, hiện đại hoá, để triệt để tận dụng được công dụng của máy móc, con người phải chia ca ra làm việc và có người sẽ làm ca đêm. Tuy nhiên, đây được xem là việc làm không khoa học, gây ra không ít bệnh tật. Việc giờ giấc bị đảo lộn ảnh hưởng tới cơ chế hoạt động thông thường của cơ thể chúng ta.
Khoa học hiện đại cũng đã chỉ ra rằng thời gian tốt nhất để cho gan bài tiết chất độc là khoảng 11 giờ đêm. Nếu thường xuyên thức quá khuya sẽ gây ra rối loạn nội tiết, đảo ngược đồng hồ sinh học của cơ thể và về lâu dài sẽ gây hại cho sức khỏe, cơ thể sẽ mắc nhiều bệnh khác nhau.
Ngủ ngộp
Ngủ ngộp tức là kiểu ngủ trùm chăn kín đầu. Trong mùa đông lạnh giá, chúng ta hay trùm kín để cho ấm mặt mà không hiểu rõ tác hại của nó. Khi trùm chăn kín đầu khiến chúng ta khó hít thở, không khí không được luân chuyển trong chăn, ta bị giảm lượng oxy hít vào, trong khi lại dư khí CO2. Lượng CO2 thở ra dư thừa này sẽ khiến chúng ta hít thở không thông, đồng thời rất dễ bị đau đầu sau khi ngủ dậy. Việc này về lâu về dài làm hao mòn sức lực của chúng ta.
Có thể thấy rằng giấc ngủ và việc ngủ như thế nào có ảnh hưởng rất nhiều đến sức khoẻ của mỗi người. Do đó, mỗi cá nhân hãy chú ý đến giấc ngủ của mình, tránh thói quen xấu và tập ngủ sớm, dậy sớm để đảm bảo sức khỏe.
2. Lời khuyên cổ nhân về giấc ngủ: Đâu là tư thế ngủ đúng?
Trong cuộc sống, việc quan tâm tới giấc ngủ cũng quan trọng như việc bồi bổ, chăm sóc cơ thể vậy. Muốn dễ ngủ thì chân không được để hướng Tây, đầu không quay về hướng Đông.
Tư thế ngủ đúng ở đây là nằm dọc cơ thể theo hướng Bắc - Nam. Tư thế này sẽ giúp ngủ ngon hơn và tốt cho sức khỏe. Đây là một trong những kinh nghiệm người xưa truyền lại. Tuy nhiên, nó lại hoàn toàn dựa trên cơ sở khoa học mà ngày nay chúng ta có thể giải thích. Hướng Bắc – Nam thuận theo từ trường của Trái Đất, chúng ta có thể duy trì sự cân bằng âm dương trong cơ thể, mang lại lợi ích cho sức khỏe thể chất và tinh thần.
Ngược lại, khi nằm ngủ mà đầu quay về hướng Đông, chân quay về hướng Tây là trái với quy luật từ trường của tự nhiên, dễ ảnh hưởng đến quá trình tuần hoàn máu trong cơ thể.
Việc này diễn ra trong thời gian dài sẽ như nước chảy đá mòn, hiện tại cơ thể không thấy thay đổi nhưng về lâu dài, chính hướng ngủ sai sẽ làm tiêu hao năng lượng của cơ thể, ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng ta. Một khi các chức năng bị rối loạn, cơ thể sẽ gặp nhiều vấn đề khác nhau như da sạm đi, hoa mắt, chóng mặt, ngủ không ngon giấc.
Tác giả: Vũ Thêm
-
Các cụ dặn, "Chớ đi ngày bảy, chờ về ngày ba": Hai ngày này chứa đựng điều xui xẻo gì cần tránh?
-
Trong đối nhân xử thế hãy cố gắng nói ít đi 3 lời này, nói càng nhiều họa càng lớn
-
Vì sao cổ nhân nói câu: "Thiện ý một câu ấm 3 đông, lời ác lạnh người 6 tháng ròng'
-
Vì sao cổ nhân dạy: 60 tuổi không mời rượu, 70 không ngủ lại, 80 không phần cơm?
-
Người xưa truyền dạy, “Buổi sáng không mua thịt lợn, buổi tối đừng mua đậu phụ”, tại sao lại vậy?