Các cụ dặn, "Chớ đi ngày bảy, chờ về ngày ba": Hai ngày này chứa đựng điều xui xẻo gì cần tránh?

( PHUNUTODAY ) - Trong dân gian vẫn truyền miệng nhau câu "Chớ đi ngày bảy, chớ về ngày ba". Vậy những ngày này có gì không tốt khiến con người Việt Nam ta lại kiêng kị đến vậy?

1. Nguồn gốc của câu nói "Chớ đi ngày bảy, chớ về ngày ba"

Theo phong thủy

Theo quan niệm dân gian, đó là những ngày "Tam Nương sát". Vào những ngày này, Ngọc Hoàng sai 3 cô gái xinh đẹp (Tam nương) xuống hạ giới để làm mê muội và thử lòng con người. Nếu ai gặp phải sẽ bị các cô làm cho bỏ bê công việc, đam mê tửu sắc, cờ bạc. Những ngày Tam nương sát gồm "Thượng tuần sơ Tam dữ sơ Thất (đầu tháng ngày 3, ngày 7); trung tuần Thập tam Thập bát dương (giữa tháng ngày 13, 18); hạ tuần Chấp nhị dữ Chấp thất (cuối tháng ngày 22, 27)". Đó là những ngày được cho là xuất hành hoặc khởi sự đều vất vả, không được việc.

cac-cu-dan-cho-di-ngay-bay-cho-ve-ngay-3-hai-ngay-nay-chua-dung-dieu-xui-xeo-gi-4

Theo quan niệm ngày, giờ tốt

Từ thời xa xưa, khi cha ông ta gặp những chuyện không hay như làm nhà bị sập, gây chết người hoặc làm công việc hệ trọng như cưới hỏi, đi xa nhưng không thành đã đúc kết được rằng, vào những ngày cụ thể nào đó sẽ không tốt để làm việc lớn. Từ đó có quan niệm về ngày tốt, ngày xấu truyền từ đời này qua đời khác và cho đến tận hôm nay. Quan niệm truyền thống cho rằng, con số lẻ là những con số đơn độc, còn số chẵn mới là số có đôi có cặp. Do đó, làm việc gì cũng nên tránh sự đơn độc thì khả năng thành công sẽ cao hơn.Số 3, 7 trong câu "Chớ đi ngày 7, chớ về ngày 3" chỉ là một sự ước lệ, ám chỉ những ngày lẻ.

2. Quan niệm ngày nay về câu nói "Chớ đi ngày bảy, chớ về ngày ba"

cac-cu-dan-cho-di-ngay-bay-cho-ve-ngay-3-hai-ngay-nay-chua-dung-dieu-xui-xeo-gi-2

Ngày nay, quan niệm về ngày xấu, ngày tốt vẫn còn trong tiềm thức của người dân Việt nhưng không quá khắt khe như ngày xưa. Bằng chứng là vào những ngày đó, các bến tàu, bến xe vẫn đông đúc, xe ô tô vẫn chạy đường dài, công việc vẫn diễn triển bình thường. Đôi khi vẫn có người hỏng việc vào những ngày đó rồi vin vào cớ là ngày xấu, từ đó kiêng kỵ thái quá thì không nên, vì rất có thể đó chỉ là một sự trùng hợp ngẫu nhiên. Tóm lại, không thể nói là phê phán quan niệm chọn ngày tốt - xấu nhưng mọi người cũng cần có sự hiểu biết để việc chọn ngày giờ không ảnh hưởng đến công việc chung.

3. Những kiêng kỵ ngày xấu trong năm

Kiêng ngày tam nương

cac-cu-dan-cho-di-ngay-bay-cho-ve-ngay-3-hai-ngay-nay-chua-dung-dieu-xui-xeo-gi-1

Ở Việt Nam và một số nước Châu Á người ta kiêng “Chớ đi ngày 7, chớ về ngày 3” theo âm lịch vì đó là ngày Tam nương. Trong mỗi tháng âm lịch có 6 ngày Tam nương phải kiêng là ngày 3-7-13-18-22-27.

Kiêng thứ sáu ngày 13 Dương lịch

Nhiều người kể cả phương Đông cũng như phương Tây rất sợ con số 13. Họ cho rằng con số 13 đem lại những chuyện không hay. Nhất là ngày 13 dương lịch lại trùng với thứ sáu thì có thể xảy ra nhiều chuyện xui xẻo hơn nữa. Tuy nhiên sự trùng hợp tai hại này mỗi năm chỉ xảy ra một vài lần. Theo sự tích trong Kinh Thánh thì đức chúa Jesus họp mặt lần cuối cùng với 12 môn đồ (tức là có 13 người trong cuộc họp mặt) vào buổi tối ngày Thứ sáu. Sau đó Chúa Jesus bị đóng đinh trên cây Thánh giá. Từ đó xuất hiện niềm tin là hễ cứ 13 người họp mặt thì thế nào cũng có một người gặp tai họa. Tuy nhiên, không phải tất cả mọi người trên thế giới đều sợ thứ sáu ngày 13. Ví như, vua Louis XIII nước Pháp, thì thấy số 13 là con số đáng yêu, vì nhà vua kết hôn với Anne d’Autriche khi nàng vừa tròn 13 tuổi. Những người Hồi giáo và người Hindou thì ngày Thứ sáu được coi là ngày may mắn, hạnh phúc nên thường tổ chức đám cưới vào ngày này. Còn người dân vùng Emmenthol của Thụy Sĩ lại có câu nói: “Yêu nhau vào ngày Thứ sáu thì sẽ sớm lấy được nhau!”.

Như vậy những kiêng kỵ về ngày và con số như trên là theo quan điểm của từng người, từng dân tộc, từng tôn giáo; không dựa trên một cơ sở khoa học nào. Việc tin hay không là do nhận thức, quan niệm của mỗi người.

Theo:  xevathethao.vn copy link