Tại sao luôn giúp đỡ người khác mà cuối cùng vẫn bị kẻ đời ghét bỏ?
Tại sao những người đã từng rất tôn trọng bạn và cảm giác tôn trọng này đã biến mất sau khi đôi bên trở nên thân thiết?
Tại sao mọi người lịch sự với người lạ và dễ dàng gắt gỏng với những người thân yêu?
Trong cuộc sống, có kiểu người thích nói chuyện đao to búa lớn, thích hứa hẹn nhưng hành động lại không thấy đâu. Người như vậy bình thường sẽ không có nhiều vai trò trong cuộc đời, độ tin cậy thấp, bị nhiều người ghét bỏ, chê trách.
Người xưa có câu: “Người hứa dễ dàng ắt bội tín, cuộc sống suôn sẻ tất có khổ nạn bất ngờ”.
Những người dễ dàng đưa ra lời hứa chưa chắc đã thực hiện được vì nhìn nhận mọi chuyện quá đơn giản. Cho nên, không nghiêm túc cân nhắc, không suy xét năng lực của mình mà đã tùy ý đáp ứng chuyện của người khác, đến cuối cùng đối phương phát hiện bạn không làm được, tất nhiên sẽ không còn tin tưởng bạn. Càng đáng sợ hơn là hứa suông trở thành thói quen, khó tránh khỏi không bị người đời dị nghị, thành trò cười cho thiên hạ.
Vậy tại sao lại bị người khác oán hận?
Có người nghĩ: "Chỉ hứa hẹn mà không làm được. Nhưng dù gì đó cũng là chuyện của họ, mình không làm được thì có sao? Hà cớ gì phải hận thù khi mình thất hứa?"...
Nguyên nhân khách quan: Những người khác tin tưởng bạn, nhưng bạn lại không làm được điều đó. Bạn lãng phí cơ hội của người khác (nếu bạn không đồng ý, họ sẽ tìm kiếm người khác).
Nguyên nhân chủ quan: Khi ai đó tin tưởng lời hứa của bạn, cũng tức là họ đặt kỳ vọng vào kết quả, nhưng bạn lại khiến họ chưng hửng, thất vọng tràn trề vì thất hứa.
Không chỉ hứa hẹn mà việc giúp đỡ, cưu mang người khác cũng vậy.
Thường xuyên đùm bọc người khác, đối phương sẽ sinh ra oán hận; thường xuyên giúp đỡ người khác, đối phương nảy sinh bất mãn; người gặp mặt thường xuyên, sự tôn trọng dần vơi bớt, nguyên tắc lễ nghi cơ bản giữa người với người bị xóa bỏ trong vô thức.
Vì sao lại như vậy? Một khi mọi thứ hình thành một tần suất cố định, người khác sẽ bắt đầu đặt nhiều kỳ vọng, kỳ vọng bị đổ vỡ sẽ tạo ra sự oán giận trong lời nói và hành động.
Bạn giúp đỡ thành thói quen, đối với bạn, đây là điều tốt lành, khiến lòng mình vui vẻ nhẹ nhõm. Song trong mắt người khác, hành động giúp đỡ nhiều lần này vô tình trở thành trách nhiệm và điều hiển nhiên. Họ kỳ vọng luôn nhận được giúp đỡ từ bạn, nhưng khi không còn nhận được nữa, trong lòng chắc chắn xuất hiện sự thất vọng, mất mát.
Cũng giống như việc hôm nay tôi cho bạn cái kẹo, ngày mai tôi không cho nữa, bạn sẽ tức giận.
Trong tâm lý học, điều này được gọi là bản tính đòi hỏi. Sự hình thành bản tính đòi hỏi gồm 2 yếu tố: một là liên tục cho đi, hai là sự phụ thuộc lẫn nhau.
Như vậy, làm thế nào để bản thân vẫn có thể cho đi mà không trở thành điều hiển nhiên và phụ thuộc đối với người khác?
Chúng ta hãy hành sự không thành quy luật và tần suất cố định. Thỉnh thoảng một vài lần, lâu lâu lại xuất hiện, để đối phương sẽ không hình thành quá nhiều kỳ vọng với bạn, không có mong đợi theo quán tính, cũng không cho phép đối phương nghĩ rằng mọi sự cho đi, mọi lời hứa đều là chuyện đương nhiên.
Cuộc sống cần sự khôn ngoan và trí tuệ, giúp đỡ hành thiện nhưng vẫn phải có cái đầu tỉnh táo và sáng suốt.
Tác giả: Thạch Thảo
-
3 kiểu đàn bà không thể lấy làm vợ dù xinh đẹp, tài sắc vẹn toàn đến đâu, cưới về chỉ khổ cả đời
-
Hàng xóm có 3 kiểu người đừng gần gũi, người thân có 3 kiểu cần tránh kết thân để cuộc sống yên ổn
-
5 kiểu phụ nữ thích ngoại tình, dù ở độ tuổi nào cũng dễ lừa dối bạn đời, 'cặp kè' với trai lạ
-
Đàn bà có 3 đặc điểm này, hậu vận giàu sang, cuộc sống sau này chỉ ngồi yên cũng có phúc có lộc
-
3 thứ càng dùng hào phóng, hoang phí thì cuộc đời càng không thể phất lên, dù trúng số vẫn mãi nghèo