TS.BS. Trương Hữu Khanh cho biết ngoài việc lây nhiễm qua giọt bắn trực tiếp, virus SARS-CoV-2 có thể lây qua vật trung gian, bề mặt tiếp xúc khác. Đối với việc người bán bánh mì hay thực phẩm đông lạnh là F0 thì người nhận hàng hoàn toàn có nguy cơ lây nhiễm.
Đầu tiên, nếu không đảm bảo phòng chống dịch, tay của người giao hàng đưa lên mũi miệng có dính dịch tiết (giọt bắn) cầm vào thực phẩm và đưa cho người nhận. Khi đó, người nhận cầm vào thực phẩm mà không khử khuẩn bàn tay, trực tiếp đưa liên mắt mũi miệng thì có khả năng lây nhiễm.
Nguy cơ lây nhiễm thứ hai cao hơn. Đó là người bán là F0 nhưng tiếp xúc gần và đưa thực phẩm trực tiếp cho người nhận. Đặc biệt, trong trường hợp hai người đứng trao đổi qua lại và không có đảm bảo phòng chống dịch thì khả năng lây nhiễm rất lớn.
Đối với các khu vực phong tỏa, việc tiếp tế thực phẩm cần hết sức chú ý. Chúng ta không nên ra tận rào để trao - nhận đồ. Hãy đặt món đó ở một ví trí trung gian, sau đó từng người ra lấy để đảm bảo giãn cách.
Dù nhận thực phẩm hay bất cứ món đồ gì, vấn đề mấu chốt nằm ở bàn tay. Vì vậy, giữ tay sạch sẽ là điều quan trọng. Virus không từ gói đồ đi thẳng lên mặt và xâm nhập vào cơ thể. Bàn ay chạm vào món đồ mang virus rồi lại đưa lên mặt mới gây ra nguy cơ lây nhiễm.
Theo BS, chúng ta không cần quan tâm virus có thể tồn tại bao lâu trên bề mặt mà cần chú trọng đến việc khử khuẩn, rửa tay ngay sau khi tiếp xúc với bất cứ đồ vật nào nghi ngờ.
Tác giả: Thanh Huyền
-
BS Trương Hữu Khanh: Đừng tự tìm thêm 'nguồn lây', trước sau gì cũng do hít thở, hai bàn tay và mũi miệng
-
4 dấu hiệu trên bàn tay cảnh báo mạch máu bị tắc nghẽn, chớ dại bỏ qua
-
Mỗi ngày ăn 1 quả táo, cơ thể nhận về 7 lợi ích bất ngờ
-
3 bộ phận của cá cực tốt cho sức khỏe, nhiều người vô tình vứt đi
-
5 lưu ý khi ăn bánh trung thu để không rước bệnh vào người