Từ thời xa xưa món bánh Trung thu không thể thiếu trong mỗi gia đình mỗi khi dịp rằm tháng 8 về. Thành phần chính của bánh Trung thu rất đa dạng như: bột, đường... và các loại nhân theo nhu cầu người sử dụng. Do đó, bánh Trung thu không chỉ có độ béo và ngọt rất cao mà còn chứa nhiều năng lượng.
5 lưu ý khi sử dụng bánh trung thu cần biết nếu không muốn hại sức khỏe:
Người mắc bệnh tiểu đường, béo phì, thừa cân... không nên ăn nhiều bánh trung thu, nếu có ăn thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ để tình trạng bệnh không tăng nặng.
Ngoài ra, để có một mùa Trung thu an toàn, vui vẻ bên gia đình và người thân, tránh các nguy cơ không tốt cho sức khỏe, người tiêu dùng cần biết lưu ý khi sử dụng bánh trung thu:
Nên lưu ý về hạn sử dụng: Sản phẩm phải có ngày sản xuất và hạn sử dụng, tốt nhất nên sử dụng sản phẩm mới xuất xưởng càng sớm càng tốt.
Kiểm tra về nhãn mác: Sản phẩm phải có nguồn gốc rõ ràng gồm có tên của nhà sản xuất, địa chỉ nơi sản xuất, có hướng dẫn sử dụng và bảo quản,...
Nên mua bánh của nhãn hàng chất lượng: Người tiêu dùng lựa chọn sản phẩm không bị dập nát biến dạng, bao bì không rách nát, không có màu sắc khác thường, không có mùi khác lạ. Không lựa chọn, mua sản phẩm trôi nổi, không rõ nguồn gốc.
Kiểm tra thành phần dinh dưỡng: Nên đọc thành phần dinh dưỡng để biết các thông tin về năng lượng, chất béo, chất bột đường,... có trong 1 bánh hay trong 100g bánh.
Không nên ăn quá nhiều: Bánh trung thu thường khá ngọt và giàu chất béo, nên ăn miếng nhỏ, ăn ít. Để không gây tăng cân bạn không nên ăn nhiều.
Ngoài ra, các thành phần trong bánh trung thu chứa nhiều đường, nhiều chất béo không tốt cho sức khoẻ. Nếu như bạn ăn quá nhiều sẽ có thể gây tới thừa cân, tiểu đường, cao huyết áp... không tốt cho sức khỏe. Thêm vào đó, bạn cũng không nên ăn bánh trung thu quá muộn sẽ dễ gây đầy bụng khó tiêu, ảnh hưởng tới giấc ngủ, không tốt cho sức khỏe.