Công viên quốc gia Wollemi là nơi duy nhất mà loài thông Wollemi trên thế giới được tìm thấy trong tự nhiên, cũng chỉ còn 200 cây và vị trí của chúng được giữ bí mật để ngăn ngừa ô nhiễm.
Người ta thậm chí còn ví việc tìm thấy Wollemi vào năm 1994 chẳng khác nào phát hiện ra một loài khủng long còn sống. Đó là vì trước năm 1994, những cây thông được cho là đã tuyệt chủng.
Loài cây này được cho là đã tuyệt chủng cách đây 2 triệu năm cho đến khi nó được một nhóm người phát hiện lại vào năm 1994.
Năm 1994, những người đi bộ đường dài đã phát hiện ra một nhóm cây kỳ lạ mọc ở hẻm núi trong Công viên Quốc gia Wollemi, cách Sydney, Australia khoảng 100 km về phía Tây.
Nhóm người đi bộ sau đó đã thông báo cho một nhà tự nhiên học của công viên, người sau đó đã đưa mẫu lá cho một nhà thực vật học xem. Cuối cùng người ta xác định rằng, chúng đại diện cho một loài cổ xưa về cơ bản đã bị đóng băng theo thời gian kể từ khi khủng long lang thang trên Trái đất, đó là loài thông Wollemi.
Được một số người gọi là "hóa thạch sống", những cây thông Wollemi (Wollemia nobilis) này gần giống với những tàn tích được bảo tồn có niên đại từ kỷ Phấn trắng (145 triệu đến 66 triệu năm trước). Người ta cho rằng nó đã tuyệt chủng khoảng 2 triệu năm trước.
Giờ đây, các nhà khoa học từ Úc, Mỹ và Ý đã giải mã bộ gien, làm sáng tỏ quá trình tiến hóa và thói quen sinh sản độc đáo của loài này, cũng như hỗ trợ các nỗ lực bảo tồn.
Theo đó, Wollemi thuộc họ Araucariaceae, chỉ sống trong tự nhiên ở Australia (Úc). Thông Wollemi thường có chiều cao đạt khoảng 25-40 m. Thân cây có vỏ màu nâu sẫm. Loài này có điểm đặc biệt khác với các giống thông khác là các nhánh mọc xung quanh một thân duy nhất và chỉ phát triển đến một kích thước nhất định.
Sau một vài năm, ở đầu mỗi nhánh này xuất hiện một hoa rồi ngừng tăng trưởng. Khi hoa hình thành hạt thì nhánh cũng tự khô và rụng xuống. Hạt sẽ nảy lên cây thông khác, trong khi đó trên thân cây mẹ sẽ mọc ra những nhánh mới.
Loài thông này có tuổi thọ rất cao. Một số cây hiện tại được ước tính có tuổi thọ 500-1.000 năm tuổi.
Sau hàng chục năm nhân giống, hiện loài này có thể tìm thấy ở một số quốc gia nhưng chỉ có 200 cây thông Wollemi sống tự nhiên tại một địa điểm bí mật trong Công viên Quốc gia Wollemi rộng 5.000km2 ở phía tây bắc Sydney được cho là cổ nhất.
Theo các nhà nghiên cứu, sự quý hiếm của loài cây này là do vật liệu di truyền thiếu đa dạng, mặc dù phân tích bộ gen của nó, cho thấy có 12,2 tỷ cặp nhiễm sắc thể cơ bản, một con số cao gấp bốn lần so với con người.
Tuy nhiên, khó khăn để cây sinh sản nằm ở số lượng lớn transposon, những đoạn DNA có khả năng di chuyển qua bộ gen. Càng ít transposon ổn định thì sinh vật càng ít phát triển.
Việc giải mã bộ gien cũng tiết lộ lý do tại sao thông Wollemi dường như dễ bị bệnh - đặc biệt là Phytophthora cinnamomi, một loại nấm mốc gây bệnh chết cây.
Hiện trong Danh sách đỏ của Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên (IUCN), cây thông Wollemi được phân loại là ở mức cực kỳ nguy cấp (CR) và được chính phủ Úc bảo vệ ở chế độ đặc biệt.
Sự gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan, liên quan đến biến đổi khí hậu, là điều đáng lo ngại. Các nhà thực vật học, cho biết sự tồn tại của nó đang trong tình trạng bị đe dọa.
Tác giả: Dương Ngọc
-
Loài cây quý hiếm được coi như "báu vật" rừng của Việt Nam, sống ở độ cao 2.000m, được coi như 'cây thần linh'
-
Có 5 loại gia vị đắt đỏ, "hiếm có khó tìm" nhất thế giới, ở Việt Nam cũng bán nhiều
-
Loại rau dại xưa ăn chống đói, mọc la liệt ở vùng Đồng Tháp Mười, nay trở thành món ăn sang trọng
-
Loại rau dại mọc đầy ở cánh ruộng đồng Tây Ninh, hái lên chưa kịp rửa đã có người đến tận ruộng tìm mua
-
Người dân Cà Mau đua nhau lội đồng nhổ loài hoa dại này, bán làm rau đặc sản, vạn người mê