Ở Hàn Quốc, củ sen được coi là biểu tượng của sự sinh sản, phát triển. Đối với họ, loại thực phẩm này giống như nhân sâm của đất trời, giúp tăng cường sức khỏe.
Ở Việt Nam, củ sen là thực phẩm quen thuộc được bày bán rất nhiều ở các chợ, siêu thị. Củ sen được bán với giá từ 50.000-80.000 đồng/kg. Từ nguyên liệu này, bạn có thể chế biến được rất nhiều món ngon hấp dẫn.
Trong Đông y, củ sen con được gọi là liên ngẫu. Đây chính là phần rễ của cây sen nằm phía dưới lớp bùn. Chúng thường dùng làm nguyên liệu nấu ăn và cũng là một phương thuốc trị bệnh.
Tại Trung Quốc, củ sen được xem là phương pháp tự nhiên giúp thanh lọc cơ thể. Ở Nhật, củ sen được coi là món ăn cầu may, thông qua những chiếc lỗ rỗng có thể tìm thấy ánh sáng của tương lai.
Củ sen là thực phẩm chứa nhiều vitamin và chất xơ lành mạnh. Nó không chứa cholesterol nên vô cùng an toàn với sức khỏe.
Một số lợi ích của củ sen
Giàu vitamin C
Củ sen là thực phẩm rất giàu vitamin C. 100 gram củ sen có thể cung cấp 73% lượng vitam C mà cơ thể cần hàng ngày. Vitamin C là một chất chống oxy hóa mạnh, giúp loại bỏ các gốc tự do, ngăn ngừa các bệnh nguy hiểm.
Kích thích cơ thể sản sinh collagen
Nhờ lượng vitamin C dồi dào mà củ sen trở thành thực phẩm có khả năng giúp kích thích cơ thể sản sinh thêm collagen - một chất có vai trò quan trọng giúp da căng mịn, trẻ trung.
Ngoài ra, vitamin C cũng bảo vệ da khỏi các tác động của môi trường như tia cực tím, giảm các dấu hiệu tăng sắc tố (nám, tàn nhang...).
Tăng cường sức khỏe của não bộ
Củ sen có chứa nhiều đồng giúp thúc đẩy mức năng lượng của cơ thể, hỗ trợ trao đổi chất, củng cố xương khớp, tăng cường sức khỏe của não bộ bằng cách kích hoạt chức năng của hệ thần kinh.
Ngoài ra, củ sen còn chứa một lượng lớn polyphenoic giúp cải thiện nhận thức, ngăn ngừa thoái hóa thần kinh, ngừa bệnh Alzheimer.
Hỗ trợ tiêu hóa, hỗ trợ giảm cân
Củ sen chứa lượng chất xơ dồi dào tốt cho hệ tiêu hóa, giảm các vấn đề khó tiêu, táo bón. Ngoài ra, nó còn tạo cảm giác no lâu, giảm thèm ăn từ đó hỗ trợ quá trình giảm cân.
Cải thiện sức khỏe tim mạch
Củ sen có chứa kali giúp đảm bảo nhịp tim luôn ở mức ổn định. Khi đi vào cơ thể, kali kết hợp với các khoáng chất như magie, canxi giúp ngăn chặn sự tích tụ của chất lỏng trong cơ thể.
Nhờ đó, tiêu thụ củ sen đều đặn sẽ hỗ trợ giảm huyết áp, ngăn ngừa các vấn đề tim mạch như lưu thông máu kém, tim đập nhanh...
Một số lưu ý khi dùng củ sen
Người tỳ vị hư nhược, lạnh bụng, tiêu chảy không nên ăn củ sen sống
Củ sen sống có tính lạnh. Người có cơ địa nóng có thể ăn thực phẩm này để hạ hỏa cơ thể. Tuy nhiên, người tỳ vị hư nhược, lạnh bụng, tiêu chảy không nên ăn củ sen sống để tránh tình trạng khó tiêu, làm bệnh thêm nặng.
Không nấu củ sen trong nồi sắt
Củ sen có chứa nhiết chất sắt có tác dụng bồi bổ khí huyết.
Tuy nhiên, khi nấu củ sen, bạn không nên dùng nồi sắt vì nó có thể làm củ sen bị đen, không đẹp mắt. Nên dùng nồi sứ hoặc nồi inox để nấu củ sen.
Không ăn củ sen với gan động vật
Củ sen chứa nhiều chất xơ, axit aldehyde trong chất xơ có thể kết hợp với các khoáng chất tạo thành hỗn hợp sắt - đồng - kẽm làm giảm khả năng hấp thu các nguyên tố vi lượng trong gan động vật.
Vì vậy, bạn nên tránh nấu củ sen với gan động vật. Thay vào đó, hãy nấu củ sen với sườn hoặc thịt thái mỏng.
Tác giả: Thanh Huyền
-
Tủ lạnh nhà ai cũng có 3 món này dễ gây K vòm họng: Hãy bỏ ngay trước khi quá muộn
-
Loại lá giàu canxi hơn cả sữa, nước ngoài bán tiền triệu, nấu chung với gan lợn được món đại bổ
-
6 người dù thèm mấy cũng tuyệt đối không được ăn lòng lợn
-
6 kiểu người đừng dại thay cơm gạo trắng bằng gạo lứt, cực hại hệ tiêu hóa và dạ dày
-
Vò nắm lá này đun nước uống, đau nhức xương khớp lâu ngày cũng đỡ, đơn giản không tốn tiền