Rau sam có tên khoa học là Portulaca Oleracea L. thuộc họ Rau sam Portulacea. Thân rau sam cao khoảng 10-30cm, gồm nhiều cành nhẵn màu đỏ nhạt, mọc bò lan trên mặt đất. Lá hình bầu dục, phần đáy lá hơi nhọn, không cuống, phiến lá dày, mặt láng. Hoa màu vàng. Hạt nhỏ màu đen.
Theo Đông y, rau sam có vị chua, tính lạnh, không có độc tính vào ba kinh Tâm, Can và Đại trường, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, hoạt huyết tiêu viêm, nhuận trường lợi tiểu, thường được dùng trong các chứng viêm nhiễm, lở ngứa, kiết lỵ.
Bài thuốc trị sỏi thận bằng rau sam đã được nhiều người áp dụng và cho hiệu quả điều trị bệnh cao, nhất là đối với những trường hợp sỏi thận nhẹ.
Rau sam có vị chua, tính hàn, không có độc tính, có công dụng thanh nhiệt giải độc, nhuận tràng lợi tiểu. Trong 100g rau sam có khoảng 93g nước nên nó có công dụng thải độc, lợi tiểu rất tốt. Thêm vào đó, rau sam chứa chất kháng sinh tự nhiên có khả năng hoạt huyết, tiêu viêm, tốt cho các chứng viêm cầu thận, viêm bàng quang, đường niệu đạo. Loại cây này còn có nhiều axit béo omega 3, vitamin A, C, chất chống oxi hóa và một số khoáng chất, giúp tăng cường hệ miễn dịch và nâng cao sức khỏe cho người bệnh.
Vì có công dụng giải độc, lợi tiểu nên rau sam là vị thuốc chữa sỏi thận rất tốt, nhất là những trường hợp bệnh sỏi thận ở tình trạng nhẹ. Bài thuốc trị sỏi thận bằng rau sam giúp tống sỏi thận ra khỏi cơ thể qua đường tiểu.
Lấy rau sam tươi, rửa sạch cho vào nồi, thêm nước để nấu nước uống hàng ngày. Mỗi ngày bạn có thể dùng khoảng 500g rau sam. Người bệnh uống nước rau sam và cố nhịn tiểu đến khi không nhịn được nữa thì hãy đi tiểu. Khi đó, các hạt sỏi sẽ bị tống ra ngoài qua đường nước tiểu.
Một số công dụng sức khỏe khác của rau sam
- Giun kim: Rau sam 1 nắm lớn sắc với 2 bát nước còn 1 bát, uống lúc đói.
- Sán xơ mít nhỏ: Rau sam 1 nắm, nấu lấy 1 bát nước, hoà thêm giấm uống lúc đói, ăn cả xác.
- Đại tiện ra máu tươi: Lá rau sam (300g), lá đậu ván (200g). Giã nát, vắt lấy nước cốt uống trong ngày.
- Lỵ ra máu mủ: Rau sam (100g), cỏ sữa (100g). Dùng nước sắc uống. Nếu đại tiện ra máu nhiều thì thêm: Rau má (20g), cỏ nhọ nồi (20g). Dùng 4 – 5 ngày.
- Đái ra máu: Rau sam nấu canh ăn liên tục 3 – 7 ngày là khỏi.
- Trẻ bị nổi mẩn đỏ quanh rốn, thân nóng (sốt phát ban): Rau sam rửa sạch, giã sống, vắt nước cốt cho uống, bã thì xoa đắp.
- Trẻ em chốc đầu: Giã nát rau sam tươi, thêm nước sắc đặc bôi lên hoặc đốt ra than, hoà với dầu dừa bôi.
- Lậu đái buốt: Rau sam rửa sạch, vắt lấy nước uống.
- Đi lỵ ra máu, bụng đau, tiểu tiện bí: Rau sam rửa sạch, giã nát, vắt nước cốt, thêm mật uống.
- Mụn nhọt: Rau sam tươi, giã nhỏ đắp lên mụn nhọt, ngòi mụn dễ ra.
Ngoài ra, với những bệnh như ung thư, đái đường, viêm gan, viêm túi mật, viêm thận, cao huyết áp… uống nước rau sam sẽ có hiệu quả rõ rệt. Tuy nhiên, đối với những người bị tỳ vị hư hàn, tiêu chảy, và phụ nữ có thai không nên dùng rau sam.
Tác giả: Thạch Thảo