Một nghiên cứu của các nhà y học Trung Quốc mới đây cho biết, tế bào ung thư cũng là một thực thể sống, nó có thể sống và phát triển mạnh mẽ nếu được "ăn" no đủ dưỡng chất phù hợp.
Ngược lại, nó cũng có thể chết dần chết mòn nếu bị "bỏ đói" hoặc ăn uống bữa được bữa không.
Nói một cách đơn giản, tế bào ung thư sống hay chết là nhờ vào những thức ăn mà chúng có được từ cơ thể chúng ta.
Vậy có cách nào để khiến các tế bào ung thư "chết" đi một cách nhanh nhất?
Theo các chuyên gia dự án nghiên cứu ung thư thuộc Đại học Chiết Giang (TQ), đứng đầu là Giáo sư Hồ Tấn cho biết, tế bào ung thư chỉ sống được khi được cung cấp thức ăn, và chúng sẽ chết hoặc sống cầm hơi nếu bị bỏ đói.
Từ những nghiên cứu này, các chuyên gia đưa ra lời khuyên sau đây để chúng ta tham khảo.
1. Ăn nhiều đồ ngọt – nuôi ung thư tuyến tụy
Một nghiên cứu mới khẳng định rằng uống quá nhiều đường làm tăng nguy cơ ung thư, đặc biệt là ung thư tuyến tụy.
Uống quá nhiều đường sẽ gây ra bài tiết rất nhiều insulin, rối loạn chức năng tế bào, như một yếu tố tiềm năng gây ung thư tuyến tụy.
Trước đó, Tổ chức Y tế Thế giới cũng khuyến cáo rằng, lượng đường hàng ngày của mỗi người phải được kiểm soát trong khoảng dưới 50g, tốt nhất không quá 25g.
2. Ăn nhiều thịt ít rau – nuôi ung thư đại trực tràng
Người xưa thường nói, người nghèo thì hay bệnh dạ dày, người giàu thì hay bệnh đường ruột. Điều này cho đến nay vẫn luôn luôn đúng.
Theo chuyên gia Đặng Thụ, một người đã có hơn 40 năm làm việc và nghiên cứu tại Viện Ung thư đại trực tràng thuộc Ủy ban học thuật Đại học Chiết Giang (TQ), rất nhiều người thích ăn thịt, không ăn rau, mà đây chính là nguyên nhân quan trọng gây ra bệnh ung thư đại trực tràng với tỷ lệ càng ngày càng cao.
Sở thích ăn nhiều chất protein như thịt sẽ dẫn đến chất béo quá nhiều, làm giảm tốc độ nhu động đường tiêu hóa, thức ăn chậm phân hủy, thời gian cư trú dài trong ruột sẽ gây táo bón.
Không những thế, chất thải độc của thức ăn tích tụ trong cơ thể qua thời gian sẽ gây ra ung thư.
Chuyên gia Thụ khuyến cáo rằng, chúng ta nên ăn các loại trái cây và rau quả nhiều hơn và kiểm soát chúng với tỉ lệ tối thiểu là 5:1 (ăn 5 lạng rau thì ăn 1 lạng thịt) là phù hợp và duy trì nó hàng ngày.
3. Ăn đồ muối chua, thịt chế biến sẵn – nuôi ung thư dạ dày
Nhiều người thích ăn các sản phẩm muối chua hoặc chế biến sẵn như cải muối, thịt xông khói… mà không biết rằng bản chất những món này là thức ăn béo bổ cho các tế bào ung thư.
Theo một nghiên cứu của các chuyên gia Trung Quốc, họ đã thống kê tỉ lệ người mắc bệnh ung thư liên quan đến thói quen ăn uống hàng ngày.
Những người dân ở vùng Đông Bắc và các khu vực khác ở miền bắc thích ăn dưa chua, một vùng ở tỉnh Liêu Ninh yêu thích thịt xông khói ướp, tỉnh Phúc Kiến thích ăn cá muối khô, người tỉnh Sơn Đông yêu thích các món sốt làm sẵn, nhóm người này đều có một điểm chung – mắc bệnh ung thư dạ dày với tỷ lệ cao.
Theo giải thích trong các nghiên cứu đã công bố, thực phẩm ngâm muối chứa hợp chất nitrosamine, là một chất gây ung thư mạnh mẽ, là thủ phạm ung thư dạ dày.
Các bác sĩ từ lâu cũng đã khuyến cáo bạn không nên ăn nhiều những món ăn ngâm tẩm muối chua.
4. Thức ăn nhiều dầu mỡ đã bị biến chất - ung thư gan
Dầu mỡ không nên nấu đi nấu lại, chỉ chiên rán một lần rồi nên bỏ đi. Dầu cũ có chứa thành phần hóa học MDA, có thể tạo ra polymer và phản ứng với protein trong cơ thể làm cho cấu trúc của protein bị biến dị.
Từ đó, làm cho các tế bào protein biến dị mất đi chức năng bình thường và tự chuyển hóa thành tế bào ung thư gan giai đoạn đầu tiên.
5. Thực phẩm chế biến sẵn - ung thư gan
Theo kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí y học BMC cho rằng lượng muối và các chất hóa học quá mức được sử dụng khi làm thịt đã được chế biến sẵn, điều này gây tổn hại cho sức khỏe.
Nghiên cứu chỉ ra rằng cứ 17 người thì có 1 người liên quan đến nghiên cứu tử vong và những người ăn 160 gam hoặc nhiều hơn thịt đã qua chế biến làm tăng nguy cơ tử vong sớm lên 44% trong vòng 12 năm, điều này đối ngược với những người ăn 20 gam hoặc ít hơn. Nghiên cứu này được thực hiện với những người đến từ 10 quốc gia Châu Âu và kéo dài trong gần 13 năm.
Tất cả những loại thịt đã qua chế biến đều chứa nhiều chất hóa học và chất bảo quản, bao gồm natri nitrat, nó khiến cho thịt nhìn hấp dẫn và tươi ngon hơn nhưng đó đều là các chất gây ung thư. Thịt hun khói được xem là đặc biệt nguy hại vì thịt hấp thụ hắc ín trong quá trình hun khói.
Ăn sai cũng mắc ung thư phổi
Tiến sĩ Xifeng Wu, chuyên gia phòng chống ung thư tại Trung tâm ung thư MD Anderson, Đại học Texas đã tiến hành một nghieenn cứu mới để tìm ra câu trả lời.
Nhóm của bà đã đánh giá, phân tích sức khỏe và lịch sử ăn uống của hơn 1.900 người bị ung thư phổi và hơn 2.400 người không mắc bệnh.Họ tập trung kỹ vào việc số lượng tiêu thụ các loại thực phẩm có GI cao, chẳng hạn như bánh mì trắng và khoai tây mà Jain đã đề cập ở trên.Qua nghiên cứu, về tổng thể, những người có chế độ ăn giàu GI có nguy cơ mắc ung thư phổi cao hơn 49% người khác. Xu thế này thậm chí còn mạnh mẽ hơn khi các nhà khoa học tập trung vào những người chưa bao giờ hút thuốc.
Theo đó, người có chế độ dinh dưỡng GI cao có tỉ lệ ung thư phổi gấp đôi người không hút thuốc có GI thấp.Theo Wu, tập trung vào nhóm người không bao giờ hút thuốc là yếu tố quan trọng bởi nó khẳng định rõ ràng hơn về tác động của chế độ ăn uống trong nguy cơ ung thư phổi.
"Mặc dù hút thuốc là một trong những nguy cơ chính gây ung thư phổi nhưng không phải là tất cả.Nghiên cứu của chúng tôi cung cấp bằng chứng cho thấy chế độ ăn uống cùng với các yếu tố nguy cơ khác cũng gây ra nguy cơ mắc bệnh".
Tại sao một chế độ dinh dưỡng giàu carbohydrate lại liên quan đến ung thư phổi?Theo đồng tác giả nghiên cứu Stephanie Melkonian, một chế độ ăn giàu đường huyết có liên quan đến kháng insulin - từ đó kích thích hoạt động của một số tế bào chất có vai trò nhất định trong bệnh ung thư.Tiến sĩ Jain đồng ý rằng "nghiên cứu góp phần khẳng định bằng chứng rằng, thói quen dinh dưỡng nghèo nàn, dễ gây béo phì đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của ung thư".