Loại cây đó chính là chùm ngây. Chùm ngây trước đây ít được biết đến, là cây mọc hoang nhưng bây giờ nhiều gia đình mua chúng về trồng trong vườn nhà. Chùm ngây còn trở thành nguyên liệu làm trà, làm thực phẩm chức năng, thực phẩm dinh dưỡng đóng gói... và được ca ngợi là thảo dược quý là vàng xanh. Cây chùm ngây có lá nhỏ, trông tương tự lá bồ kết, lá rau ngót. Lá chùm ngây được cho là rất giàu dinh dưỡng, nhiều thành phần quý như chứa các chất gôm và 2 alcaloid là moringi và moringinin. Các hợp chất loại flanonoid và phenolic như kaempferol 3–O––rhamnoside, kaempferol, syringic acid, gallic acid, rutin, quercetin 3–O– –glucoside. Các flavonol glycoside được xác định đều thuộc nhóm kaempferide nối kết với các rhamnoside hay glucoside. Các glucoside có nhóm nitril: niazirin (I) và niazirinin (II).
Chùm ngây giúp thanh lọc gan
Cây chùm ngây có công dụng kích thích tăng cường sản xuất mật, giúp hỗ trợ chức năng gan để đào thải độc tố. Ăn, uống lá chùm ngây còn giúp bảo vệ gan khỏi các tác nhân gây hại như rượu bia, hóa chất độc hại.
Ăn uống chùm ngây cũng giúp lợi tiểu nên tốt cho người bí tiểu, tiểu khó. Chúng cũng có công dụng hỗ trợ những bệnh nhân sỏi thận, sỏi tiết niệu, viêm gan, gan nhiễm mỡ,...
Chùm ngây bảo vệ dạ dày
Rau chùm ngây chứa nhiều vitamin A, C, E, K, B6, cùng các khoáng chất thiết yếu như kali, magie, canxi,... bởi thế chùm ngây được cho là giúp tiêu hóa tốt, bảo vệ niêm mạc đường tiêu hóa, đặc biệt dạ dày. Chùm ngây có nhiều hợp chất chống oxy hóa kháng viêm như flavonoid, polyphenol nên chúng giúp giảm viêm loét dạ dày, tá tràng, ợ nóng, trào ngược axit.
Rau chùm ngây cũng giàu chất xơ giúp tăng cường nhu động ruột, ngừa táo bón giúp tăng cảm giác no nên hỗ trợ giảm béo. Ăn rau chùm ngây có thể giúp kích thích sản xuất enzyme tiêu hóa, giúp cơ thể hấp thu dinh dưỡng tốt hơn, giảm các triệu chứng khó tiêu, đầy bụng, đầy hơi.
Chùm ngây tốt cho hệ xương
Rau chùm ngây rất giàu canxi và phốt pho nên rất tốt cho hệ xương. Rau chùm ngây cũng có khả năng ức chế hoạt động của các tế bào hủy xương, giúp bảo vệ mật độ xương và giảm nguy cơ loãng xương. Trong khi đó các hợp chất chống viêm như glucosinolate, flavonoid trong loại thảo dược này cũng giúp giảm viêm khớp, sưng tấy và đau nhức khớp.
Chùm ngây bảo vệ tim mạch
Chùm ngây chứa axit béo omega-3, chất xơ và các hợp chất có khả năng giúp giảm cholesterol xấu (LDL) và tăng cholesterol tốt (HDL), từ đó giúp bảo vệ tim mạch.
Trong rau chùm ngây cũng nhiều chất dinh dưỡng như vitamin C, vitamin E và các khoáng chất thiết yếu như kali, magie nên giúp tốt cho tim mạch, bảo vệ tim, ngừa nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột quỵ.
Chùm ngây giúp giảm béo, ngăn ngừa nguy cơ hình thành mảng bám động mạch, hỗ trợ ngừa xơ vữa động mạch và các biến chứng tim mạch nguy hiểm.
Chùm ngây tốt cho não bộ
Chùm ngây nổi tiếng với hàm lượng vitamin A, C, E cao cùng với các hợp chất flavonoid và polyphenol có tác dụng chống oxy hóa mạnh mẽ. Nhờ vậy, chùm ngây có thể giúp bảo vệ tế bào não khỏi tổn thương do gốc tự do, giảm stress oxy hóa, ngăn ngừa các bệnh thoái hóa thần kinh như Alzheimer, Parkinson.
Trong rau chùm ngây còn có nhiều axit amin thiết yếu và yếu tố giúp tăng dẫn truyền thần kinh, bảo vệ tế bào thần kinh. Rau chùm ngây giàu sắt nên giúp bổ máu, tăng cường lưu thông máu lên não, cung cấp đủ oxy và dưỡng chất cho não bộ hoạt động hiệu quả.
Chùm ngây kiểm soát đường huyết
Rau chùm ngây nhiều chất xơ nên giúp làm chậm quá trình hấp thu đường vào máu, từ đó giúp kiểm soát lượng đường trong máu sau khi ăn. Chùm ngây cũng giàu các chất chống oxy hóa như vitamin C, E, flavonoid giúp chống lại stress oxy hóa, bảo vệ tế bào beta trong tuyến tụy (tế bào sản xuất insulin) khỏi tổn thương, từ đó cải thiện khả năng sản xuất và sử dụng insulin của cơ thể.
Tác giả: An Nhiên
-
Rửa mặt bằng nước vo gạo: Vừa không tốn tiền vừa lợi ích bất ngờ
-
Top 6 loại trái cây giúp đánh bại bệnh tuyến giáp
-
Quả nho đông lạnh cả vỏ: Bí quyết chống ung thư, tăng cường sức khoẻ đơn giản tại nhà
-
4 thói quen vào buổi tối cực kỳ hại sức khỏe của bạn: Đặc biệt vị trí thứ 2 bỏ ngay còn kịp
-
Mai mực tưởng chỉ đem bỏ hóa ra là vị thuốc quý, cách sử dụng không phải ai cũng biết