Khổ là một khái niệm quan trọng của Phật giáo, là cơ sở của Tứ diệu đế. Khổ là một trong ba tính chất của sự vật và được đúc kết trong câu nhận định Đời là bể khổ.
Quan niệm khổ đau của Phật giáo có vai trò là kim chỉ nam dẫn lối cho con người nhận thức được sự khổ và giải thoát khỏi những nỗi khổ mà từ khi thọ thai đến khi nhắm mắt xuôi tay con người phải gánh nhận.
Không phải chỉ là những cảm thụ khó chịu mới là Khổ. Khổ dùng để chỉ tất cả mọi hiện tượng vật chất và tâm thức, xuất phát từ Ngũ uẩn, chịu dưới quy luật của sự thay đổi và biến hoại. Như thế tất cả những điều an lạc đang có cũng là khổ vì chúng sẽ hoại diệt. Khổ xuất phát từ Ái (sa. tṛṣṇā) và con đường thoát khổ là Bát chính đạo.
Có ba cái Khổ nhất mà ai cũng phải trải qua:
Khổ tự nhiên
Khổ tự nhiên đến từ những nguyên do hết sức đơn giản, vì bất chợt những thứ không như ý trong cuộc đời. Cái khổ này là tự nhiên và cần thiết như bản năng sinh tồn trong đời sống giúp chúng ta biết rõ mức nguy hiểm đến mạng sóng để tránh. Biết sống tức là biết trân quí giá trị của cái khổ này của cuộc đời.
Khổ quả
Khổ này đến từ những nguyên nhân trong quá khứ, liên quan đến nhân quả, ấy là khi mình gây ra những nghiệp xấu từ kiếp trước, kiếp này phải gánh. Khổ quả mang tính giáo dục rất cao giúp mọi người tiến hoá trên đường giác ngộ giải thoát. Nếu không có khổ quả thì không ai biết được mình đã sai lầm như thế nào.
Khổ ảo
Đó là khổ chỉ do ảo tưởng mà ra chứ không hề có thật. Đó chính là Khổ Đế mà đức Phật nói đến trong Tứ Diệu Đế. Cái khổ này còn khổ hơn cả 2 cái trên. Khổ ảo là do con người tham lam quá, luôn muốn mình được cái nọ, cái kia, chính vì thế mà tạo nên nỗi áp lực đè nặng trong tâm. Khổ này có thể chấm dứt khi ta không còn ảo tưởng tham sân si.
Phật có răn dạy
Con người sống khổ cũng chỉ vì tham ái, sân, si. Những nỗi khổ tự nhiên đến từ những mưu cầu, dục vọng, ham muốn, chiếm đoạt, tranh giành... Còn nỗi khổ quả thì đến từ quá khứ, còn người muốn diệt trừ thì phải năng tích thiện, làm việc tốt. Khổ ảo là do con người tham lam quá, luôn muốn mình được cái nọ, cái kia, chính vì thế mà tạo nên nỗi áp lực đè nặng trong tâm.
Con người đôi khi không khổ, nhưng tự mình làm mình khổ. Nói như vậy đôi khi Phật tử thấy lạ, nhưng suy nghĩ kỹ sẽ nhận ra lời Phật dạy là đúng. Đức Phật dạy rằng nỗi khổ của con người phát xuất từ sự ham muốn, vì ham muốn không được nên khổ gọi là cầu bất đắc khổ. Vì vậy, Phật bảo chỉ cắt bỏ ham muốn, chúng ta sẽ hết khổ liền.
Tác giả: Hồ Thị Huyền Trang