Cụ thể, kể từ ngày 1/7/2022 mức lương theo vùng sẽ tăng như sau:
Mức lương tối thiểu vùng I là 4.680.000 đồng/người/tháng;
Mức lương ở vùng II là 4.160.000 đồng/người/tháng;
Mức lương ở vùng III là 3.640.000 đồng/người/tháng;
Mức lương ở vùng IV là 3.250.000 đồng/người/tháng. Mức lương tối thiểu tháng là mức lương thấp nhất làm cơ sở để thỏa thuận và trả lương đối với người lao động áp dụng hình thức trả lương theo tháng, bảo đảm mức lương theo công việc hoặc chức danh của người lao động làm việc đủ thời giờ làm việc bình thường trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận không được thấp hơn mức lương tối thiểu tháng.
Người lao động được đóng bảo hiểm xã hội ở mức cao hơn?
Ông Vũ Minh Tiến - Viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam chia sẻ: Việc điều chỉnh tiền lương tối thiểu vùng không chỉ có ý nghĩa về tiền lương thực nhận, mà tiền đóng bảo hiểm xã hội của người lao động sẽ tăng lên, từ đó sẽ tăng quyền lợi của người lao động khi được hưởng lương hưu sau này cũng như nhận các chế độ bảo hiểm xã hội khác
Cũng theo ông Vũ Minh Tiến, không phải tất cả, nhưng có nhiều doanh nghiệp đang xây dựng lương cơ bản cho người lao động trên nền lương tối thiểu vùng cộng với một số phần trăm nữa. Lương cơ bản này chính là lương để ký hợp đồng lao động và cũng là căn cứ tiền lương để đóng bảo hiểm xã hội. Vì lương cơ bản chỉ cao hơn lương tối thiểu vùng (cũ) 5-7%, nên khi lương tối thiểu vùng (mới) tăng 6%, mà doanh nghiệp không điều chỉnh thì lương cơ bản sẽ thấp hoặc rất sát với lương tối thiểu vùng (mới).
“Chính vì vậy, khi điều chỉnh lương tối thiểu vùng, thì bước đầu tiên doanh nghiệp điều chỉnh lương cơ bản, cao hơn 5-7% so với hiện nay. Như vậy, rõ ràng ngoài ý nghĩa tăng lương trước mắt cho người lao động, thì chắc chắn phần lớn người lao động sẽ được đóng bảo hiểm xã hội ở mức cao hơn, đồng nghĩa tiền đóng bảo hiểm xã hội của người lao động sẽ tăng lên, từ đó sẽ tăng quyền lợi của người lao động khi được hưởng lương hưu sau này cũng như nhận các chế độ bảo hiểm xã hội khác” - ông Vũ Minh Tiến phân tích và nói thêm.
Như vậy người lao động một lúc sẽ nhận hai tin vui, vừa tăng lương tối thiểu theo vùng, vừa được tăng lương khi nghỉ hưu.
Lưu ý: Chỉ có những lao động mức lương đang dưới quy định của nhà nước mới được tăng lương, còn với những lao động lương đang ở mức cao hơn so với quy định trên, thì sẽ không được tăng lương.
Tác giả: Min Min
-
6 nghề thu nhập cao nhưng không được phép kinh doanh tại Việt Nam, yêu tiền tới mấy cũng chớ "dính" vào
-
7 trường hợp thu hồi sổ hộ khẩu và các thay đổi về thủ tục hành chính liên quan đến hộ khẩu
-
Đóng BHXH trên 30 năm sau khi nghỉ hưu được nhận lương bao nhiêu? Có chế độ gì khác ngoài lương?
-
Điều kiện để người lao động được nghỉ hưu trước tuổi năm 2022
-
Đây là 5 bước bạn nên làm ngay sau khi bị CSGT "tuýt còi"