3 tháng đầu mang thai, mẹ bầu cần hết sức cẩn thận, trong cả ăn uống lẫn sinh hoạt, bởi nguy cơ sảy thai ở giai đoạn này cao hơn hẳn so với thời điểm về sau.
Cảm cúm
Nhiều mẹ bầu rất xem thường căn bệnh cảm cúm, cho rằng đây chỉ là bệnh vặt không ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe. Nhưng thực chất, căn bệnh tưởng chừng như “dễ chữa, dễ khỏi” này lại có thể để lại nhiều nguy cơ cho thai khi nếu mắc phải trong 3 tháng đầu thai kỳ.
Bác sĩ Thu Hương cho biết virus của dịch cúm không chỉ khiến thai nhi có nguy cơ bị dị tật mà còn khiến mẹ bầu sốt cao, nhiễm độc tính của virus dẫn đến kích thích co bóp tử cung gây hiện tượng sẩy thai hoặc sinh sớm.
Tuy nhiên, điều nguy hiểm nhất là việc các mẹ bầu tự ý sử dụng thuốc để chữa trị bệnh cảm cúm. 3 tháng đầu là giai đoạn cực kỳ nhạy cảm trong thai kỳ do thai mới hình thành và dễ bị tác động bởi những yếu tố bên ngoài. Một viên thuốc chữa cảm nếu dùng sai cách có thể gây ra dị tật thai nhi, nguy hiểm sơn có thể dẫn đến sảy thai, sinh non.
Vậy nên, nếu các mẹ bầu không may cảm cúm thì nên khám bác sĩ để được hướng dẫn dùng thuộc thích hợp, tuyệt đối không tự ý sử dụng thuộc. Thay đổi chế độ ăn hàng ngày cũng sẽ giúp mẹ bầu mau khỏi bệnh cảm cúm hơn.
Viêm nhiễm âm đạo
Viêm nhiễm âm đạo là căn bệnh khó chịu nhất và dễ gặp ở bất cứ giai đoạn nào của thai kỳ. Bác sĩ Nguyễn Thị Thu Hương cho biết có đến hơn 70% các thai phụ bị mắc ít nhất 1 loại viêm đường sinh dục dưới, những bệnh phụ khoa mà các mẹ bầu thường gặp là viêm nhiễm âm đạo do nấm, viêm âm đạo do loạn khuẩn, viêm âm đạo do trùng roi, viêm âm đạo đường tiết niệu, viêm phần phụ...
Nếu tình trạng viêm nhiễm phụ khoa kéo dài sẽ làm tăng nguy cơm viêm nhiễm âm đạo mãn tính, ung thư cổ tử cung, âm đạo, sảy thai, sinh non, vỡ ối sớm, viêm màng ối, lây nấm và bệnh phụ khoa sang cho bé.
Nếu phát hiện bản thân bị viêm nhiễm âm đạo, các mẹ bầu cần đến gặp các bác sĩ ngay và tiến hành điều trị cho cả vợ chòng, uống thuốc theo đơn, giữ cho bộ phận sinh dục ngoài khô, sạch. Vệ sinh vùng kính hàng ngày, mặc đồ lót thoáng, nhẹ và tránh mặc quần quá chật.
Sốt xuất huyết
Vào những ngày mưa nhiều như hiện nay, dịch sốt xuất huyết rất dễ bùng phát, căn bệnh này cũng cực kỳ nguy hiểm đối với những mẹ bầu đang trong giai đoạn 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ. Sốt xuất huyết trong thời kì mang thai có những dấu hiệu giống với cảm cúm nên dễ nhầm tưởng với bệnh này.
Khi phụ nữ mang thai bị sốt xuất huyết thường đột ngột sốt cao, mệt mỏi, nhức đầu, đau sau hốc mắt kèm theo đau họng, buồn nôn, đau vùng thượng vị và tiêu chảy. Bác sĩ Thu Hương cho biết việc điều trị bệnh cho bà bầu vô cùng khó khăn, sử dụng thuốc vô cùng thận trọng vì sợ có tác dụng phụ đối với thai nhi. Nếu bệnh sốt xuất huyết không được điều trị kịp thời, cả mẹ bầu lẫn thai nhi đều có thể bị đe dọa đến tính mạng. Mẹ có thể bị sẩy thai, sinh non, thai nhẹ cân, nguy cơ mẹ truyền virus sang cho thai nhi.
Ngoài ra, phụ nữ mang thai có thể xuất huyết dưới da, chảy máu chân răng, chảy máu đường tiêu hóa do tình trạng giảm tiều cầu. nếu diễn tiến nặng hơn có thể tăng men gan, tràn dịch ổ bụng hay màng phổi, màng tim hoặc sốc giảm thể tích máu dễ dẫn đến nhau bong non, thai chết lưu trong tử cung hay thậm chí mẹ tử vong.
Nếu gặp các triệu chứng đáng ngờ như sốt, chảy máu chân răng, chảy máu cam, xuất huyết dưới da hay đau cơ, đau khớp, đau họng,... thì mẹ bầu nên đến bệnh viện để khám và theo dõi.
Dấu hiệu nguy hiểm khi mang thai 3 tháng đầu
Bà bầu bị sốt cao
Thân nhiệt phụ nữ mang thai nóng hơn bình thường, nhưng khi sốt cao quá 38 độ, đó có thể xem là dấu hiệu nguy hiểm trong thai kỳ, đặc biệt là trong tam cá nguyệt đầu tiên. Nguyên nhân gây sốt thông thường là do bệnh nhiễm trùng, sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến thai nhi nếu không điều trị kịp thời.Sốt cao kèm phát ban, đau khớp là dấu hiệu của bệnh nhiễm trùng cytomegalovirus, toxoplasma hoặc parvovirus. Những vi khuẩn này cực kỳ nguy hiểm, bởi chúng có thể gây ra dị tật điếc bẩm sinh ở thai nhi. Do đó, khi phát hiện mình sốt cao, bầu nên yêu cầu anh xã, người nhà đưa mình nhập viện hoặc đi thăm khám để kết luận bệnh.
Hoa mắt, chóng mặt thường xuyên
Ốm nghén gây ra hoa mắt, chóng mặt, nhưng nếu quá thường xuyên có thể là dấu hiệu của bệnh huyết áp thấp thai kỳ. Nếu bầu luôn cảm thấy mệt mỏi, chỉ cần đứng lên, ngồi xuống cũng đã cảm thấy chóng mặt, nên đi khám để bảo đảm an toàn cho bản thân lẫn thai nhi.
Đi tiểu bị đau buốt hoặc ra máu
Hiện tượng đau buốt hoặc ra máu khi đi tiểu có thể là dấu hiệu của bệnh viêm bàng quang hoặc nhiễm trùng đường tiểu. Nếu không trị dứt điểm trong 3 tháng đầu mang thai, bệnh rất dễ gây sinh non.
Tác giả: Ngọc Lê