Sứt môi hở hàm ếch là một dị tật bẩm sinh vùng mặt. Nó làm khuôn mặt của trẻ biến dạng và ảnh hưởng rất lớn đến không chỉ về thẩm mỹ mà còn đối với sức khỏe của trẻ.
Mặc dù ngày nay, y học tiến bộ khiến cho việc phẫu thuật dị tật này đã có phần dễ dàng hơn nhưng bé vẫn phải chịu nhiều đau đớn, mệt mỏi. Để phòng tránh tối đa nguy cơ con bị hở hàm ếch ngay từ khi còn ở trong bụng mẹ, các bà bầu nên chú ý tránh xa những điều này trong thai kỳ:
Sử dụng bừa bãi các loại thuốc khi mang thai
Khi mang thai, khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào ngay cả thuốc bố mẹ cũng cần tham khảo ý kiến, liều lượng thuốc cần dùng từ chuyên gia sản khoa. Nếu tự ý sử dụng một số loại thuốc chứa các chất không có lợi, thai nhi không chỉ dễ bị hở hàm ếch mà còn có nguy cơ cao bị dị tật những bộ phận khác.
Không chích ngừa cúm
Chích ngừa cúm là việc hầu hết các bà bầu rất chủ quan. Mọi người thường nghĩ rằng có chính ngừa cúm cũng không thể phòng ngừa được tất cả các chủng cúm. Đây là quan niệm sai lầm. Trên thực tế, virus cảm cúm nguy hiểm hơn rất nhiều so với các mẹ bầu vẫn nghĩ.
Nếu không chích ngừa cảm cúm và để mắc cúm trong giai đoạn mang thai, chị em sẽ có nguy cơ bị ảnh hưởng nặng nề từ căn bệnh này. Cụ thể là mẹ không đảm bảo được sức khỏe thai kỳ, em bé có khả năng cao ra đời mắc phải những dị tật bẩm sinh như hở hàm ếch, down, đục thủy tinh thể, chậm phát triển ý thức,…
Thường xuyên căng thẳng, mệt mỏi
Cảm xúc của mẹ bầu trong giai đoạn mang thai là yếu tố vô cùng quan trọng. Đã có nhiều nghiên cứu chứng minh rằng mẹ bầu càng vui vẻ, hạnh phúc, con sinh ra sẽ càng thông minh, khỏe mạnh. Ngược lại, mẹ thường xuyên stress, căng thẳng mệt mỏi thì mọi dưỡng chất, oxy, máu cung cấp đến con cũng bị hạn chế khiến bé dễ bị chậm phát triển, nặng hơn là gây ra một số dị tật bẩm sinh như chứng sứt môi hở hàm ếch.
Ngoài ra, mẹ nên xây dựng một chế độ sinh hoạt lành mạnh, không thuốc lá, rượu bia, không tiếp xúc nhiều với hóa chất để đảm bảo con yêu phát triển bình thường và nhanh chóng.
Mặc dù, đến nay, nguyên nhân gây rối loạn quá trình ráp nối các bộ phận của răng hàm mặt ở thời kỳ phôi thai vẫn chưa được xác định rõ ràng nhưng nó liên quan đến những nguy cơ sau:
Dùng thuốc không đúng chỉ định trong thời gian đầu của thai kỳ
Nhiễm chất độc hóa học
Phơi nhiễm tia X trong thời gian dài
Nhiễm siêu vi, bị cảm cúm trong 3 tháng đầu thai kỳ
Bố mẹ mắc bệnh giang mai, lậu không được điều trị triệt để...
Mẹ mang thai bị stress, khủng hoảng về tâm lý hoặc điều kiện sống thấp, suy dinh dưỡng lúc mang thai. Trong đó, những yếu tố về di truyền hay cha mẹ sinh con lúc lớn tuổi, sức khỏe của thai phụ không tốt, mắc bệnh cúm kéo dài từ tháng thứ nhất đến tháng thứ hai của thai kỳ thì nguy cơ trẻ bị cả sứt môi và hở hàm ếch rất cao.
Tác giả: Ngọc Lê
-
Thương tâm bé sơ sinh t.ử v.ong sau khi massage, người mẹ gào khóc vì sai lầm "ngớ ngẩn"
-
Bà ru cháu ngủ cực nhanh bằng cách này, tới khi mẹ đưa con đi khám thì "phát điên"
-
Thương tâm sản phụ bị bỏ mặc suốt 3 giờ khi không được mổ đẻ khiến bé sơ sinh ch.ết thảm
-
Cách chữa hóc xương cá nhanh đơn giản mà hiệu quả nhất
-
Lấy lá trầu không đắp lên chỗ này, chỉ 1 lần là trẻ hết KHÓC ĐÊM, ngủ liền tới sáng mẹ nhàn tênh