Triệu chứng dị ứng sữa khác nhau từ trẻ này sang trẻ khác, xảy ra từ một vài phút đến vài giờ sau khi uống sữa hoặc ăn các sản phẩm có sữa. Ngay sau khi trẻ ăn sữa, dấu hiệu và triệu chứng của dị ứng sữa có thể bao gồm: Phát ban ngoài da, ngứa và sưng nề quanh miệng, môi…
Tiêu chảy, đau bụng
Tiêu chảy rất thường gặp ở trẻ sơ sinh nhưng nếu tiêu chảy kéo dài (trung bình bé đi đại tiện 2-4 lần/ngày và kéo dài trong hơn 5-7 ngày) và phân lỏng, có thể có máu trong phân thì đó là dấu hiệu bị dị ứng sữa nghiêm trọng.
Nôn mửa
Trẻ nhỏ thường hay bị nôn trớ nhưng nôn trớ nhiều lần và nôn cả những khi chưa được bú mẹ thì bạn nên cho bé đi khám bác sĩ. Những triệu chứng của trào ngược dạ dày thực quản như nôn trớ cũng có thể là dấu hiệu bé bị dị ứng sữa.
Phát ban
Có rất nhiều nguyên nhân khiến bé bị phát ban da như eczema chẳng hạn. Dị ứng sữa cũng là một trong những nguyên nhân đó, đặc biệt là khi vết phát ban xảy ra đi kèm cùng với những triệu chứng khác.
Cáu gắt
Trẻ nhỏ thì tất nhiên sẽ rất hay quấy khóc chảy nước mắt mũi nước mắt nhưng nếu quấy khóc liên tục và không nín trong một thời gian dài thì đó là dấu hiệu bất thường.
Cân nặng giảm hoặc không tăng cân
Hầu hết trẻ sơ sinh sẽ tăng gấp đôi cân nặng khi được 6 tháng tuổi và tăng gấp 3 khi được 12 tháng tuổi. Nhưng khi bé không nhận được đầy đủ chất dinh dưỡng mà bé cần do tiêu chảy và nôn mửa quá nhiều thì tất nhiên bé sẽ rất chậm lớn.
Đau bụng ở trẻ sơ sinh
Hầu hết các trẻ sơ sinh bị dị ứng sữa đều có dấu hiệu đau bụng và xì hơi.
Gặp vấn đề ở hệ thống hô hấp (Thở khò khè)
Cảm lạnh thường hay xảy ra với trẻ sơ sinh nhưng cảm lạnh cùng với triệu chứng thở khò khè, khó thở kèm theo dịch nhầy trong mũi và cổ họng lại là một dấu hiệu bất thường. Những triệu chứng này có thể là do cơ thể bé đang phản ứng lại với protein sữa.
Chậm lớn
Trẻ bị dị ứng sữa thường thiếu nguồn dinh dưỡng hợp lý do mất nước, giảm sự ngon miệng và thiếu năng lượng dẫn đến chậm lớn.
Trong một số trường hợp nặng có thể có biểu hiện sốc phản vệ với các dấu hiệu: Co thắt đường hô hấp, thở rít, khó thở, mặt đỏ bừng, sốc tụt huyết áp.
Những sai lầm cần tránh khi pha sữa công thức cho trẻ:
Cho trẻ uống quá nhiều
Mẹ không nên lạm dụng bằng cách cho trẻ uống quá nhiều. Khi cơ thể bé nhận được quá nhiều calorie từ sữa, tình trạng biếng ăn ắt hẳn sẽ xảy ra, hệ quả là con bị thiếu cân. Ngược lại, trẻ vừa uống nhiều sữa, lại vừa ăn tốt, nguy cơ béo phì là rất cao.
Cho trẻ uống sữa lúc đói
Mẹ nên tập bé thói quen uống sữa vào bữa phụ, sau bữa ăn khoảng nửa tiếng hoặc lúc bé không quá đói. Vì sao? Một lượng lớn sữa nạp vào dạ dày rỗng gây co bóp mạnh, làm dịch vị tiết ra đào thải nhanh canxi xuống ruột, bài tiết ra ngoài. Hệ quả là mất đi dưỡng chất thiết yếu.
Thêm đường vào sữa
Nhiều bé hảo ngọt, vì vậy, mẹ không ngại cho thêm đường vào sữa để bé uống. Tuy nhiên, quá nhiều đường hoàn toàn không tốt cho sức khỏe của trẻ. Lượng đường dư thừa trong cơ thể rất dễ gây ra chứng xơ cụng động mạch, cận thị, sâu răng. Hơn nữa, chất lysine trong sữa sẽ phản ứng với đường khi bị đun nóng, tạo hợp chất cực hại cho bé.
Kết hợp sữa và cháo
Cho bé uống sữa đúng cách, mẹ không nên kết hợp cùng cháo nhằm thực hiện chiến lược giúp con tăng cân. Tinh bột trong cháo nhanh chóng triệt tiêu lượng vitamin A dồi dào trong sữa. Trong khi đó, thiếu vitamin A lại làm trẻ bị suy nhược cơ thể, chậm phát triển trí não.
Mẹ nên đợi sau khi bé ăn cháo, ăn cơm, khoảng nửa tiếng mới nên cho uống sữa. Lúc này, cơ thể con mới có thể hấp thụ trọn vẹn dinh dưỡng từ 2 nguồn thức ăn.