Sau mỗi bữa ăn, nếu còn cơm thừa, bạn có thể bỏ cơm vào hộp đậy nắp kín rồi để trong ngăn mát tủ lạnh. Hôm sau, lấy cơm này ra hâm nóng là có thể sử dụng. Việc ăn cơm nguội hâm nóng là hoàn toàn bình thường, không gây hại sức khỏe nếu cơm được bảo quản đúng cách ở nhiệt độ phù hợp.
Trên thực tế, gạo có thể chứa bào tử của một số loại vi khuẩn như Bacillus cereus. Các loại vi khuẩn này có thể giải phóng độc tố và gây ra các vấn đề tiêu hóa cho người sử dụng, phổ biến nhất là tiêu chảy và nôn mửa.
Trong quá trình nấu lần đầu, vi khuẩn tồn tại ở dạng bào tử. Sau khi gạo được nấu thành cơm, nếu cơm tiếp tục được để ở nhiệt độ phòng thì bào từ vi khuẩn sẽ tạo ra các độc tố. Khi đó, việc làm nóng cơm chỉ có thể tiêu diệt các tế bào sinh dưỡng còn các chất độc vẫn tồn tại.
Vi khuẩn trong cơm có thế xuất hiện do cơm không được đẻ trong tủ lạnh sớm, để cơm ở môi trường bên ngoài quá lâu hoặc quá trình hâm nóng cơm diễn ra không đúng cách.
Từ 4 độ C - 60 độ C là vùng nguy hiểm, là điều kiện nhiệt độ mà loại vi khuẩn Bacillus cereus phát triển mạnh mẽ.
Do đó, khi nấu cơm xong và sau khi ăn cơm, bạn không nên để cơm ở nhiệt độ phòng quá 2 tiếng. Nếu nhiệt độ môi trường ở mức cao, tốt nhất không nên để cơm ở bên ngoài quá 1 tiếng. Có thể cho cơm vào hộp và đậy nắp kín. Bảo quản những hộp cơm này trong ngăn mát tủ lạnh, khi ăn sẽ lấy ra để hâm nóng. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, nếu bảo quản cơm trong ngăn mát tủ lạnh, bạn cũng không nên để cơm quá 3-4 ngày.
Khi hâm nóng cơm, bạn có thể sử dụng lò vi sóng. Thêm một chút nước vào trộn đều với cơm trước khi hâm nóng để cơm không bị khô, giữ được độ ngon mềm như mới nấu. Việc hâm nóng cơm nguội phải đảm bảo nhiệt độ ít nhất đạt đến mức gần 74 độ C.
Nếu lượng cơm nguội còn không nhiều, bạn có thể cho cơm vào hấp chung với cơm mới nấu. Khi nồi cơm mới vừa cạn nước, hãy khoét một chút cơm mới vừa bằng phần cơm nguội cần làm nóng. Cho một chút nước nóng vào nồi rồi bỏ cơm nguội vào vị trí vừa lấy cơm nóng ra. Dùng phần cơm nóng mới nấu vun lấp lại cho kín phần cơm nguội. Tiếp tục nấu cơm như bình thường. Có thể bật lại nấc Cooking một lần nữa để phần cơm nguội được làm nóng tốt hơn.
Nếu phần cơm nguội còn nhiều mà nhà không có lò vi sóng, bạn có thể sử dụng cách hấp cơm nguội bằng nồi cơm điện. Cho một ít nước vào nồi. Phần cơm nguội cho vào tô và cũng đặt vào nồi. Bật nút nấu. Chỉ sau vài phút cơm sẽ được làm nóng. Hơi nước sẽ giúp cơm được mềm dẽo, không bị khô, không bị nhão.
Tác giả: Thanh Huyền
-
Người bán mách 3 mẹo chọn bơ ngon, hạt nhỏ, nhiều thịt, vị béo ngậy
-
Vì sao nên thêm muối vào bia khi uống? Chỉ người sành sỏi mới biết
-
Mua gạo theo cân hay theo bao sẽ tốt hơn? Hai loại này có sự khác biệt lớn nhưng không phải ai cũng biết
-
Trộn bột giặt với thứ "vừa lạ vừa quen" trong bếp: Công dụng "vàng 10" nhà nào cũng dùng đến
-
Bí kíp ‘soi’ lịch sử chỉnh sửa tin nhắn trên iPhone: Dễ dàng, nhanh chóng chỉ trong vài thao tác