Lợi ích của nước mía đối với sức khỏe
Theo Đông y, mía có vị ngọt, tính lạnh, lợi vào kinh phế và vị; tác dụng thanh nhiệt lợi thấp, sinh tân nhuận táo, lợi niệu, tiêu trừ mệt mỏi, cải thiện tiêu hóa.
Người ta còn dùng mía trong các trường hợp mắc bệnh hô hấp, sốt cao, giải độc, tiểu tiện bất lợi, đại tiện táo kết, đầy bụng...
Ngoài ra, nước mía còn mang đến nhiều công dụng khác cho sức khỏe.
Bổ sung năng lượng
Nước mía giàu carbohydrate, protein, sắt, kali và các dưỡng chất thiết yếu khác giúp bổ sung năng lượng cho cơ thể.
Giải nhiệt
Nước mía bổ sung nước và dinh dưỡng cho cơ thể, chống khô kiệt, mệt mỏi, đặc biệt là có tác dụng giải nhiệt trong những ngày nắng nóng.
Hỗ trợ tiêu hóa
Nước mía chứa kali giúp cân bằng độ pH trong dạ dày. Nó còn giúp hỗ trợ việc tiết dịch vị tiêu hóa và giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru.
Lợi tiểu
Nước mía có một công dụng quan trọng đối với cơ thể đó chính là lợi tiểu, giúp điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu, sỏi thận...
Chống viêm
Nước mía có hàm lượng chất chống oxy hóa cao giúp chống lại tình trạng viêm nhiễm, tăng cường hoạt động của hệ miễn dịch.
Hỗ trợ xương và răng phát triển
Mía chứa một hàm lượng canxi nhất định giúp răng và xương phát triển.
Thời điểm không nên uống nước mía
Không uống nước mía khi đang sử dụng một số loại thuốc
Nước mía có chứa chất policosanol giúp giảm cholesterol xấu trong cơ thể, ngăn ngừa các bệnh tim mạch. Tuy nhiên, nếu bạn đang sử dụng các loại thuốc bổ sung, có tác dụng chống đông máu thì không nên uống nước mía. Nguyên nhân là do các thuốc này làm cản trở tác dụng của policosanol khiến việc sử dụng nước mía không còn lợi ích như ban đầu.
Không uống nước mía để lâu trong tủ lạnh
Nhiều người cho rằng nước mí có thể bảo quản trong tủ lạnh nhiều ngày để dùng dần. Tuy nhiên, đây là một quan niệm sai lầm. Nước mía có tính lạnh và hàm lượng đường cao. Nếu để lâu trong tủ lạnh, nước mía vẫn có thể biến chất và gây rối loạn tiêu hóa.
Không uống nước mía để lâu
Nước mía chứa nhiều đường, nếu không được bảo quản tốt, vi sinh vật sẽ nhanh chóng phát triển và gây ra tình trạng nhiễm độc cho người sử dụng.
Lưu ý khi sử dụng nước mía
Nước mía có tính lạnh nên những người tỳ vị hư yếu, hay bị đầy bụng, đi ngoài phân lỏng không nên sử dụng.
Mía có chứa hàm lượng đường rất cao nên những người bị thừa cân, béo phì, tiểu đường nên hạn chế sử dụng. Sử dụng nhiều mía quá sẽ khiến bạn bị tăng cân.
Phụ nữ mang thai sử dụng mía có thể giúp giảm cảm giác buồn nôn, ốm nghén nhưng dùng nhiều sẽ làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ.
Người bình thường cũng không nên uống quá nhiều nước mía, chỉ nên uống 100-200ml để tránh làm ảnh hưởng đến sức khỏe.
Tác giả: Thanh Huyền
-
Sữa tốt nhưng người bị 5 bệnh này không nên uống, càng dùng càng hại thân
-
5 loại quả là "ổ chứa" ký sinh trùng, rửa không kỹ rước ngay mầm bệnh vào thân
-
Trộn mật ong với 2 thứ này rồi uống vào buổi sáng: Giảm mỡ bụng, phòng bệnh, kéo dài tuổi thọ
-
8 thực thẩm giúp tan mỡ bụng tốt không kém tập thể dục, chị em nên ăn mỗi ngày
-
5 thực phẩm trong siêu thị rẻ mấy cũng đừng mua, càng ăn nhiều càng yểu mệnh