Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc hiện nay ?
Căn cứ quy định tại Điều 85, Điều 86 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 và hướng dẫn tại Nghị định số 58/2020/NĐ-CP, Quyết định 595/QĐ-BHXH.
Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được tính trên cơ sở tiền lương tháng của người lao động. Trong đó bao gồm mức đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất; quỹ ốm đau, thai sản; quỹ tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp
Mức đóng BHXH bắt buộc năm 2021 vào quỹ hưu trí (HT), quỹ ốm đau, thai sản (ÔĐ-TS), quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (TNLĐ-BNN), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), bảo hiểm y tế (BHYT) với người lao động (NLĐ) cụ thể như sau:
Người sử dụng lao động | Người lao động | ||||||||
BHXH | BHTN | BHYT | BHXH | BHTN | BHYT | ||||
HT | ÔĐ-TS | TNLĐ-BNN | HT | ÔĐ - TS | TNLĐ-BNN | ||||
14% | 3% | 0.5% | 1% | 3% | 8% | 1% | 1.5% | ||
21.5% | 10.5% | ||||||||
Tổng cộng 32% |
Theo đó, trên cơ sở lương của người lao động, doanh nghiệp sẽ đóng 21.5%, người lao động sẽ đóng 10,5%. Nếu tính gộp để người lao động đóng hết 32% là sai.
Riêng đối với doanh nghiệp hoạt động trong các ngành nghề có nguy cơ cao về TNLĐ-BNN, nếu đủ điều kiện, có văn bản đề nghị và được Bộ LĐ-TB&XH chấp thuận thì được đóng vào quỹ TNLĐ-BNN với mức thấp hơn là (0.3%).
Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, BHTN, BHYT của người lao động nước ngoài từ ngày 01/10/2022
Theo hướng dẫn tại Nghị định 143/2018/NĐ-CP và Thông báo 4447/TB-BHXH năm 2021, người lao động là công nước ngoài làm việc tại Việt Nam đóng bảo hiểm bao gồm mức đóng BHXH bắt buộc vào quỹ hưu trí (HT); quỹ ốm đau, thai sản (ÔĐ-TS); quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (TNLĐ-BNN); bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) và bảo hiểm y tế (BHYT) từ ngày 01/10/2022 với tỷ lệ như sau:
Riêng đối với doanh nghiệp hoạt động trong các ngành nghề có nguy cơ cao về TNLĐ-BNN, nếu đủ điều kiện, có văn bản đề nghị và được Bộ LĐ-TB&XH chấp thuận thì được đóng vào quỹ TNLĐ-BNN với mức thấp hơn là (0.3%).
Như vậy, từ ngày 01/10/2022 thì mức đóng các loại bảo hiểm của người lao động nước ngoài nêu trên vẫn không có sự thay đổi với so trước đây (từ 01/7/2022).
Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp từ tháng 10/2022 là bao nhiêu?
Theo quy định tại Điều 43 Luật Việc Làm thì người sử dụng lao động đóng 1% quỹ tiền lương tháng của người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Tuy nhiên, tại Nghị quyết 116/NQ-CP và Quyết định 28/2021/QĐ-TTg thì:
Giảm mức đóng từ 1% xuống bằng 0% quỹ tiền lương tháng của những người lao động thuộc đối tượng đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
Thêm vào đó, thời gian thực hiện giảm mức đóng: 12 tháng, kể từ ngày 01/10/2021 đến hết ngày 30/9/2022.
Như vậy, người sử dụng lao động thuộc trường hợp giảm mức đóng bảo hiểm thất nghiệp sẽ được giảm mức đóng từ 1% xuống bằng 0% đến hết ngày 30/9/2022. Đồng nghĩa với việc từ ngày 01/10/2022 sẽ tăng mức đóng BHTN trở lại 1% như trước đây.
Ngoài ra, theo Nghị định 58/2020/NĐ-CP thì đối với doanh nghiệp hoạt động trong các ngành nghề có nguy cơ cao về TNLĐ-BNN, nếu đủ điều kiện, có văn bản đề nghị và được Bộ LĐ-TB&XH chấp thuận thì được đóng vào quỹ TNLĐ-BNN với mức 0.3% (thay vì đóng 0,5%).
Trước đó, Chính phủ cũng đã có chính sách giảm mức đóng BHXH vào Quỹ bảo hiểm TNLĐ, BNN tại Nghị quyết 68/NQ-CP ngày 01/7/2021.
Người sử dụng lao động được áp dụng mức đóng bằng 0% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng BHXH vào Quỹ bảo hiểm TNLĐ, BNN trong 12 tháng (thời gian từ ngày 1/7/2021 đến hết ngày 30/6/2022) cho người lao động thuộc đối tượng áp dụng chế độ bảo hiểm TNLĐ, BNN.
Người sử dụng lao động hỗ trợ toàn bộ số tiền có được từ việc giảm đóng Quỹ Bảo hiểm TNLĐ, BNN cho người lao động phòng chống đại dịch Covid-19.
Tác giả: Mộc
-
8 đối tượng được nhận tiền trợ cấp xã hội hàng tháng, ai cũng nên biết tránh thiệt thòi
-
Năm 2023: 5 trường hợp dùng thẻ BHYT khám trái tuyến vẫn được hưởng tối đa 100% là những ai?
-
Nhận tiền chuyển khoản nhầm: Làm điều này để không bị quy vào tội chiếm đoạt tài sản và không dính bẫy lừa đảo
-
Thêm 2 đối tượng nhận tiền trợ cấp xã hội hàng tháng và 2 đối tượng tăng lương trước hạn năm 2023
-
Các trường hợp không được chuyển nhượng quyền sử dụng đất