Chỉ còn 3 trường hợp viên chức được biên chế suốt đời: Đó là những trường hợp nào?

( PHUNUTODAY ) - Luật Viên chức sửa đổi hiện nay đã bỏ quy định liên quan đến "biên chế suốt đời", tuy nhiên vẫn có 3 trường hợp ngoại lệ.

Để chấn chỉnh tránh tình trạng chây ỳ, lười đổi mới và nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức, Luật Viên chức sửa đổi 2019 đã bỏ quy định liên quan đến "biên chế suốt đời", tuy nhiên vẫn có 3 trường hợp ngoại lệ.

Biên chế là gì?

truong-hop-bien-che-suot-doi-1

Biên chế là từ được sử dụng nhiều trong tuyển dụng, bổ nhiệm cán bộ, công chức, viên chức. Tuy nhiên, hiện nay chỉ có khoản 1 Điều 3 Nghị định 108/2014/NĐ-CP đề cập đến định nghĩa của biên chế như sau:

"Biên chế" sử dụng trong Nghị định này được hiểu gồm: biên chế cán bộ, biên chế công chức, số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập và lao động hợp đồng được cấp có thẩm quyền giao theo quy định của pháp luật.

Có thể hiểu biên chế là số lượng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được cấp thẩm quyền (hiện nay là Bộ nội vụ, Bộ, cơ quan ngang Bộ...) giao, quyết định. Những người thuộc biên chế sẽ được hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

Cần lưu ý, ngoài biên chế, hiện nay còn có tinh giản biên chế. Tinh giản biên chế là việc loại ra khỏi biên chế nhưng người dôi dư, không đáp ứng điều kiện, yêu cầu của công việc, không tiếp tục bố trí công tác khác và được hưởng chế độ giành cho người bị tinh giản biên chế.

Ngoài ra, Luật Viên chức sửa đổi 2019 cũng đã bỏ quy định liên quan đến "biên chế suốt đời".

3 trường hợp công chức, viên chức được 'biên chế suốt đời'

truong-hop-bien-che-suot-doi-2

Như đã nói ở trên, Luật Viên chức sửa đổi 2019 đã bỏ quy định liên quan đến "biên chế suốt đời". Viên chức tuyển dụng sau 1/7/2020 chỉ được ký hợp đồng làm việc xác định thời hạn.

Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp đặc biệt được ký hợp đồng không xác định thời hạn (biên chế suốt đời). Cụ thể:

- Viên chức tuyển dụng trước ngày 1/7/2020, đáp ứng các điều kiện theo quy định;

- Cán bộ, công chức chuyển thành viên chức;

- Người được tuyển dụng làm việc tại vùng có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn.

Đối với những viên chức mới trúng tuyển từ ngày 01/7/2020 thì đều phải ký hợp đồng làm việc xác định thời hạn với khoảng thời gian từ đủ 12 tháng đến 60 tháng. Trước khi hết hạn hợp đồng làm việc 60 ngày, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập ký kết tiếp hoặc chấm dứt hợp đồng làm việc với viên chức.

Trường hợp đơn vị sự nghiệp công lập còn nhu cầu, viên chức đáp ứng đầy đủ các yêu cầu theo quy định của pháp luật thì người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập phải ký kết tiếp hợp đồng làm việc với viên chức. Trường hợp không ký kết tiếp hợp đồng làm việc với viên chức thì người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập phải nêu rõ lý do bằng văn bản.

truong-hop-bien-che-suot-doi-4

Những hệ lụy phía sau của cụm từ “biên chế suốt đời”

Thứ nhất: Sức ì của viên chức càng về già càng lớn hơn, bởi họ luôn mặc định mình đã là viên chức được biên chế hoặc đã ký hợp đồng không xác định thời hạn thì đương nhiên không có ai đuổi được mình.

Nhiều viên chức đã mất ngay động lực phấn đấu sau khi hoàn thành thủ tục thử việc của mình. Bởi, có một số người luôn có suy nghĩ cứ 3 năm tăng một bậc lương, người tích cực cũng như người thụ động thì phấn đấu làm gì. Cuối năm gần như ai cũng hoàn thành tốt nhiệm vụ, ai cũng có danh hiệu lao động tiên tiến thì cần gì phấn đấu. Chính cách đánh giá hàng năm, chính cách suy nghĩ tiêu cực của một bộ phận viên chức đã dẫn đến sự ì ạch của ngành giáo dục bởi nhiều người không có động lực phấn đấu.

Thứ hai: Chính vì là viên chức suốt đời nên dẫn đến tiêu cực trong tuyển dụng. Những năm gần đây, chính vì khó khăn trong việc phân bổ chỉ tiêu nhân sự hàng năm nên nhiều nơi đã dẫn đến tình trạng “chạy việc”.

Theo:  xevathethao.vn copy link