Mỹ nhân một đời chồng vẫn được Hoàng đế sủng hạnh, trở thành Hoàng hậu cao quý

( PHUNUTODAY ) - Nổi tiếng xinh đẹp, sắc nước nghiêng trời, chỉ cần liếc qua trong nháy mắt, cũng đủ làm cả đời xao xuyến. Chính vì vậy, dù đã có 1 đời chồng, vị mỹ nhân này vẫn được hoàng đế sủng hạnh.

Vương Thị nổi tiếng xinh đẹp, sắc nước nghiêng trời, chỉ cần liếc qua trong nháy mắt, cũng đủ làm cả đời xao xuyến. Chính vì vậy, dù đã có 1 đời chồng, vị mỹ nhân vẫn được hoàng đế sủng hạnh, bước lên ngôi vị Hoàng hậu cao quý.

Mỹ nhân một đời chồng vẫn được Hoàng đế sủng hạnh

Trong Sử ký lẫn Hán thư, Hoàng hậu sinh năm 178 TCN và tên gọi ra sao đều không được truyền lại. Sử ký tác ẩn của Tư Mã Trinh ghi bà có khuê danh Vương Chí . Sách Hán Vũ cố sự cho biết bà được gọi là Xu Nhi , sách Tính thị thư biện chứng cho biết bà có húy là Chí, biểu tự A Du.

Vương thị người Hữu Phù Phong , thôn Hòe Lý (nay ở Hàm Dương, Thiểm Tây). Cha là Vương Trọng , mẹ bà là Tạng Nhi, cháu của Yên vương Tạng Đồ thời Hán Sở. Tạng Nhi kết hôn với Vương Trọng sinh được 1 trai 2 gái là Vương Tín , Vương thị và Vương Tức Hủ . Vương Trọng mất, Tạng Nhi lại tái giá với họ Điền ở Trường Lăng (Thiểm Tây), sinh ra hai con trai là Điền Phấn và Điền Thắng . Thời Hán Văn Đế, Vương thị được gả cho Kim Vương Tôn ở gần nhà, sinh ra một người con gái tên là Kim Tục .

Vương Thị nổi tiếng xinh đẹp, sắc nước nghiêng trời, chỉ cần liếc qua trong nháy mắt, cũng đủ làm cả đời xao xuyến. Trước khi nhập cung, trở thành sủng phi của hoàng đế, bà từng kết hôn với Kim Vương Tôn, có 1 đứa con gái là Kim Tục.

Một lần, mẫu thân của Vương Thị đi xem bói. Thầy phán, hậu vận của Vương Thị sẽ vô cùng quý hiện, thậm chí có thể trở thành hoàng hậu cao quý. Mẫu thân bà bèn trở về, ép bà ly hôn với Kim Vương Tôn, sử dụng mọi mối quan hệ, đưa vào vào cung của Hoàng trưởng tử Lưu Khải. Với nhan sắc và tài nghệ của mình, Vương Thị đã được Lưu Khải sủng hạnh bậc nhất. Thậm chí, ông phong bà thành Mỹ Nhân, dù đã biết quá khứ của bà.

Nhận được sự sủng ái bậc nhất của Hán Cảnh Đế

Vương Thị sinh cho Lưu Khải tổng cộng 4 người con: 3 nữ và 1 nam chính là Giao Đông Vương Lưu Triệt. Sử sách ghi lại, khi Vương thị mang thai Lưu Triệt, từng mộng thấy mặt trời bay vào bụng mình. Bà bèn kể lại giấc mơ này cho Lưu Khải nghe, ông nói: "Chứng tỏ, tương lai đứa trẻ trong bụng nàng rất quý hiển".

Trong thời gian Vương Thị mang thai Lưu Triệt, Hán Văn Đế băng hà, Lưu Khải đăng cơ trở thành Hán Cảnh Đế. Ít lâu sau, Lưu Triệt chào đời, và nhận được ân sủng của hán Cảnh Đế hơn hẳn các hoàng tử khác. Hán Cảnh Đế phong vương cho các hoàng tử khác, nhưng Lưu Triệt thì không. Mãi đến khi Lưu Vinh được phong làm thái tử, cùng ngày, Lưu Triệt cũng được phong làm Đông Giao Vương. Thậm chí còn phong Vương thị thành Giao Đông Thái hậu.

Theo luật lệ Trung Hoa, nếu Hoàng đế còn sống thì phi tần không thể gọi là Thái hậu, nếu không sẽ là đại bất kính. Nhưng vì Vương Thị, Lưu Khải đã bỏ qua quy tắc này.

Khi Lưu Triệt lên 5, Lưu Vinh bị phế thành Lâm Giang Vương, do mẫu thân của ông trót buông lời bất kính, nhục mạ Hán Cảnh Đế. Mùa hè cùng năm, Vương Thị trở thành Hoàng hậu. 10 năm sau, Hán Cảnh Đế băng hà, Lưu Triệt lên ngôi, Vương thị vì thế trở thành Hoàng thái hậu tôn quý. Năm 126 TCN, Hoàng thái hậu Vương thị băng thệ, được hợp táng với Hán Cảnh Đế ở Dương lăng, thụy hiệu là Hiếu Cảnh hoàng hậu.

Tác giả: Vũ Thêm